Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh

02:52 - 22/02/2021 Lượt xem: 574

Áp xe tuyến vú là hậu quả của viêm tuyến vú không được điều trị kịp thời, thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú. Áp xe vú sau sinh là một loại nhiễm trùng nguy hiểm khi bầu vú phụ nữ tích tụ mủ dẫn đến tình trạng sưng viêm, tấy đỏ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng sữa cho con bú, thậm chí có thể tiến triển ung thư vú.

1. Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là tình trạng viêm sưng, nóng, đỏ, đau do tình trạng tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Thường gặp nhất là tụ cầu, liên cầu và một số vi khuẩn khác như: trực khuẩn, phế cầu, vi khuẩn kị khí…

Ổ áp xe vú có thể hình thành ở trước tuyến, trong tuyến, sau tuyến. Tiến triển một ổ áp xe thường trải qua ba giai đoạn: viêm, tạo thành áp xe, hoại tử.

Biến chứng nặng nề nhất của áp xe vú là hoại tử vú.

Nguyên nhân hay gặp nhất của áp xe vú sau sinh là tắc tia sữa. Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân khác như suy giảm hệ miễn dịch, nứt núm vú, trầy xước vú. Khi đó vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp từ da vào tuyến vú, qua các ống dẫn sữa… gây viêm và hình thành ổ áp xe.

2. Dấu hiệu nhận biết

– Cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú:

Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh

Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang chứa dịch mủ và các mô bị viêm. Vì vậy khi bị áp xe vú, bạn không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú. Cảm giác đau sẽ tăng dần lên khi dùng tay ấn vào vùng áp xe, cử động vai, cánh tay.

– Vú sưng và căng to:

Vú sưng và căng cứng hơn bình thường. Tình trạng sưng và căng ngực ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn.

– Khi bị áp xe, dùng tay sờ nắn có thể thấy các cục cứng bên trong vú:

Triệu chứng điển hình của áp xe vú ở phụ nữ đang cho con bú, đó là khi dùng tay sờ nắn ngực, mọi người có thể cảm nhận được một hoặc nhiều cục cứng bên trong vú. Tại vị trí những cục cứng này sẽ cảm thấy đau nhức và sưng đỏ.

– Đau buốt khi cho con bú:

Dấu hiệu nhận biết áp xe vú sau sinh

Nếu phụ nữ đang cho con bú gặp phải tình trạng viêm tuyến vú, tắc tia sữa hay áp xe tuyến vú, bạn sẽ cảm thấy đau buốt mỗi khi cho con bú.

– Da ngực nóng và sưng đỏ:

Nếu khối áp xe vú không nằm ở sâu bên trong vú, bạn sẽ cảm thấy da ngực ở phần bị áp xe trở nên sưng tấy, có màu đỏ hoặc màu vàng nhạt, thậm chí là hoại tử, khi dùng tay sờ sẽ cảm thấy nóng.

– Sốt, có cảm giác ớn lạnh:

Có thể chỉ sốt nhẹ khoảng 38 độ hay sốt cao lên đến 39 – 40 độ, tùy từng tình trạng viêm nhiễm ở vú. Khi bị sốt, người mẹ thường cảm thấy ớn lạnh và rùng mình.

– Biến chứng – hoại tử:

Biến chứng nặng nề nhất của áp xe vú là hoại tử vú với các biểu hiện nhiễm khuẩn nặng nề như: tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, vú căng to, sưng phù, da trên ổ áp xe vàng nhạt, hạch bạch huyết sưng, có thể vỡ ổ áp xe chảy mủ hôi.

3. Phòng bệnh áp xe vú sau sinh

  • Giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú và núm vú trước và sau khi cho con bú, tránh làm trầy xước, rạn nứt đầu núm vú khi cho con bú.
  • Tập cho trẻ bú no, bú hết từng bên vú, nếu trẻ bú chưa hết thì vắt sữa ra; tránh ứ đọng sữa, tắc sữa dễ bị áp xe.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; tránh thức khuya, lao động vừa sức.

Nếu vú có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?
Gợi ý thực đơn giảm cân sau sinh cho mẹ về dáng nhanh
Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh thon gọn
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?