Đi tiểu đêm khi mang thai và cách khắc phục cho mẹ bầu

00:56 - 01/06/2021 Lượt xem: 1440

Do sự thay đổi nội tiết tố và áp lực của thai nhi lên bàng quang, mẹ bầu sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn bình thường trong suốt 9 tháng mang thai. Đây là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ và đôi khi nó sẽ gây những bất tiện, ảnh hưởng đến giấc ngủ mẹ bầu. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khác phục chứng tiểu đêm khi mang thai mẹ bầu cùng tham khảo nhé!.

1. Vì sao mẹ bầu thường xuyên đi tiểu đêm nhiều khi mang thai?

Do sự thay đổi hormone trong thời kỳ đầu của thai kỳ dẫn đến sự gia tăng lưu lượng máu và chất lỏng trong cơ thể người phụ nữ nên thận sẽ hoạt động mạnh hơn và nhiều hơn để chất thải ra khỏi cơ thể.

Trong 3 tháng đầu mang thai thì tử cung bắt đầu phát triển và đè vào bàng quang. Khi sản phụ có nhiều chất lỏng cùng với thận phải làm việc nhiều hơn; điều đó có nghĩa là nhiều nước tiểu hơn. Thêm vào đó, bàng quang thường xuyên bị kích thích do tử cung chèn vào bàng quang nên bạn thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn kể cả ban ngày và ban đêm.

Ngoài ra, mẹ bầu có nhận thấy vào buổi tối, bạn có xu hướng đi tiểu nhiều hơn ban ngày không? Vì khi bạn nằm, phần chất lỏng ở chân có xu hướng trở lại máu và bàng quang, làm mẹ nhanh chóng muốn đi tiểu.

Sau khi sinh, việc thường xuyên muốn đi tiểu cũng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, thời gian đầu khi vừa sinh xong, bạn có thể sẽ đi tiểu nhiều hơn một chút. Đây là cách cơ thể loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa của cơ thể trong thai kỳ.

tiểu đêm khi mang thai và cách khắc phục cho mẹ bầu

2. Đi tiểu nhiều khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh nguy hiểm

Đi vệ sinh thường xuyên trong khi mang thai là phổ biến và bình thường. Trong một số trường hợp đi tiểu thường xuyên có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe; do đó sản phụ cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh lý nếu có, ví dụ:

      • Nhiễm trùng bàng quang

Đi tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc nhiễm trùng bàng quang. Trong nước tiểu của sản phụ có vi khuẩn mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào; nhưng nếu kèm theo nhiễm trùng đường tiết niệu thì có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau buốt, rát; vừa đi tiểu xong thì lại muốn đi tiếp, có máu trong nước tiểu hoặc sốt.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xuất hiện trong thai kỳ và biến mất sau khi sinh. Đi tiểu đêm khi mang thai nhiều là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ kèm theo một số triệu chứng khác như khát và mệt mỏi. Những triệu chứng này cũng là điển hình của thai kỳ; vì vậy có thể khó phân biệt sự giữa bệnh lý và không bệnh lý. Đó là lý do tại sao sản phụ nên thường xuyên kiểm tra đường huyết trong mỗi lần khám sức khỏe.

Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác của triệu chứng đi tiểu thường xuyên có thể bao gồm:

  • Uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác
  • Sử dụng nhiều caffeine
  • Tăng cân quá nhiều, có thể gây chèn ép lên bàng quang
  • Các loại thuốc có tác dụng phụ loại bỏ nước khỏi cơ thể
  • Vấn đề bệnh lý hoặc chấn thương ảnh hưởng đến đường tiết niệu hoặc vùng chậu .

3. Cách khắc phục đi tiểu đêm nhiều khi mang thai:

Đi tiểu nhiều lần trong ngày ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày và sức khỏe của mẹ. Bởi thế tìm kiếm và thực hiện tốt các giải pháp khắc phục tình trạng này là việc mà các mẹ bầu nên làm. Dưới đây là những cách khắc phục đi tiểu nhiều khi mang thai hiệu quả:

      • Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ:

Bạn cần giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể trước khi đi ngủ nhưng vẫn phải đảm bảo cơ thể được cung cấp nước. Theo Viện Y học Hoa Kỳ thì phụ nữ mang thai nên uống 8 -10 cốc nước hoặc đồ uống khác (sữa, nước trái cây) mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể có đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động.

Cũng có thể nhận biết mình uống đủ nước hay chưa thông qua việc quan sát màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt nghĩa là bạn đã uống đủ nước. Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc đục là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn cần lượng nước nhiều hơn so với lượng bạn đang uống mỗi ngày.

Tiểu đêm khi mang thai

      • Đi tiểu trước khi đi ngủ và đi tiểu ngay khi có nhu cầu

Mẹ bầu nên cố gắng đi tiểu trước khi lên giường ngủ. Và các mẹ luôn nhớ, sắp đặt quãng đường từ giường đến phòng vệ sinh không có vật cản.

Nếu mẹ bầu có cảm giác muốn đi tiểu thì hãy đi ngay và không nên cố chịu đựng. Nguyên nhân nếu nhịn tiểu nhiều lần có thể khiến cơ sàn chậu của mẹ suy yếu và dễ dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.

      • Ngồi chúi người về phía trước trong khi đi tiểu:

Việc chúi người về phía trước trong khi đi tiểu nhằm tạo một lực ép lên bàng quang. Điều này giúp bàng quang có thể đẩy sạch nước tiểu ra ngoài và giúp khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu được kéo dài hơn.

      • Tránh thức uống có tính chất lợi tiểu:

Phụ nữ mang thai nên tránh các đồ uống có tính chất lợi tiểu như: trà, cà phê, các loại nước giải khát…

      • Thực hiện bài tập Kegel:

Các bài tập Kegel sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu; các cơ bắp quanh niệu đạo và giúp giảm tình trạng đi tiểu không tự chủ ở một số bà bầu.

Bên cạnh đó, các bài tập Kegel còn giúp mẹ kiểm soát bàng quang tốt hơn và giúp thu nhỏ cô bé sau sinh một cách an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, mẹ có thể tập chúng bất cứ lúc nào; mỗi ngày chỉ cần thực hiện khoảng 3 lần, với 10 – 20 cơn co thắt trong khoảng 10 giây.

Bài tập Kegel thực hiện rất đơn giản. Trước tiên mẹ bầu cần xác định vị trí cơ sàn chậu bằng cách ngừng tiểu khi bạn đang đi tiểu. Nước tiểu sẽ bị ngừng bởi cơ sàn chậu khép lại.

Sau khi xác định được vị trí của cơ sàn chậu; hãy làm tương tự như việc ngừng tiểu và giữ trong 10 giây. Sau đó, lặp lại động tác này 4-5 lần và thực hiện 3 lần trong ngày.

Mẹ bầu hãy thực hiện những biện pháp này để hạn chế tối đa chứng đi tiểu nhiều lần. Việc này sẽ giúp mẹ thoải mái và khỏe khoắn hơn nhiều đó ạ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?