Dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh hợp lý

02:51 - 18/05/2021 Lượt xem: 313

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng cho mẹ sau sinh? Trong giai đoạn sau sinh – nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng tốt giúp bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Vì vậy, bà mẹ […]

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng cho mẹ sau sinh?

Trong giai đoạn sau sinh – nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng tốt giúp bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Vì vậy, bà mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng nhất định tới lượng sữa và thành phần vi chất có trong sữa mẹ. Cụ thể, nếu chế độ ăn uống của người mẹ thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin A, D và B1 thì sữa mẹ cũng sẽ thiếu các vitamin này. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu đời, lượng kháng thể của trẻ được cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho người mẹ sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật tốt nhất cho bé.

2. Nhu cầu dinh dưỡng sau sinh của bà mẹ đang nuôi con bú

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của người mẹ đang nuôi con bú khá cao, thậm chí cao hơn so với thời kỳ đang mang thai vì bà mẹ mất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng qua việc mất máu khi chuyển dạ, sản xuất sữa non và sữa nuôi con ngay sau khi sinh.

Nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang cho con bú sẽ cao hơn khoảng 500 kcal/ngày so với phụ nữ khi chưa mang thai. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ cho con bú còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động thể lực và mức tăng cân trong giai đoạn mang thai. Cụ thể là:

Phụ nữ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt, tăng 10 – 12kg: Cần đảm bảo nhu cầu năng lượng đạt 2.260 kcal/ngày đối với người lao động nhẹ, 2.550 kcal/ngày đối với người lao động trung bình;

Phụ nữ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng không tốt, tăng dưới 10kg: Cần đa dạng thực phẩm và ăn nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu năng lượng khi nuôi con bú.

Nhu cầu về các chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh hợp lý

Nước: Để sản xuất đủ sữa cho nhu cầu của bé, bà mẹ đang cho con bú nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày.

Chất đạm: Trong 6 tháng đầu sau sinh, tổng lượng đạm cần cung cấp cho phụ nữ đang cho con bú là 79g/ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, tổng lượng chất đạm cần cung cấp là 73g/ngày. Về tỷ trọng, lượng đạm động vật nên chiếm trên 30% tổng protein tiêu thụ. Các bà mẹ sau sinh nên chọn thực phẩm có hàm lượng đạm cao như cá, thịt, trứng, sữa, đậu đỗ…

Chất béo: Lượng chất béo cần cung cấp cho bà mẹ đang nuôi con bú nên chiếm 20 – 30% năng lượng khẩu phần. Các chất béo như EPD, DHA, n3, n6,… có nhiều trong dầu cá, một số loại cá mỡ, một số loại dầu thực vật,… được khuyến khích sử dụng vì chúng rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của bé;

Vitamin và khoáng chất: Cần bổ sung đầy đủ cho người mẹ đang nuôi con bú. Theo đó, bà mẹ sau sinh nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày và ăn đủ chất xơ để tránh táo bón;

Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc dinh dưỡng sau sinh

      • Không kiêng khem quá mức mà cần ăn uống đầy đủ và đa dạng để có đủ năng lượng chăm sóc bé;
      • Chọn lựa thực phẩm tươi, đảm bảo vệ sinh;
      • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, mất ngủ, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;
      • Thận trọng khi sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố hay các thuốc tác động lên hệ thần kinh
      • Sắt có nguồn gốc động vật: có trong các loại thực phẩm như gan, thịt bò, thịt gà, hải sản có vỏ cứng, trứng…
      • Sắt có nguồn gốc thực vật: từ đậu phụ, các loại đậu, rau sẫm màu (cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải ngọt…)

Khi cho con bú, các loại thực phẩm bạn ăn có thể truyền qua nguồn sữa cho bé. Vì vậy hãy cẩn thận với các loại thực phẩm như:

      • Rượu bia: hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bé còn rất non nớt, cần được bảo vệ khỏi bất kỳ lượng rượu bia nào dù nhỏ.
      • Trà, cà phê: không nên uống quá nhiều loại thức uống này khi đang cho con bú. Bởi chúng chứa chất kích thích có thể khiến bé bứt rứt, khó chịu, không ngủ được.
      • Cá chứa thủy ngân: thủy ngân trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé. Vì vậy nên hạn chế ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm, cá mập.

Bạn cần theo dõi phản ứng của bé sau khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó. Bởi có thể chúng khiến bé bị dị ứng với những biểu hiện như:

      • Không bú tốt, không tăng cân đều
      • Tiêu chảy, khó tiêu
      • Nổi mẩn đỏ (quanh miệng, ở má, nếp gấp tay hay chân…)
      • Sưng mắt, môi hay mặt
      • Chảy nước mũi
      • Nôn trớ

3. Gợi ý một số thực đơn giàu dinh dưỡng sau sinh

Gợi ý một số thực đơn dinh dưỡng sau sinh

1: Canh cải cúc thịt băm; thịt nạc luộc, cơm trắng.

2: Cá hấp rút xương; rau củ luộc (bông cải, cà rốt, su hào…); cơm trắng.

3: Giò, đỗ luộc, canh gà hầm hạt sen táo đỏ, thịt rim mắm

4: Gà rang nghệ; canh đu đủ xanh, thịt viên; củ cải trắng luộc; cơm trắng.

5: Tim lợn hấp, bí đao luộc, thịt lợn luộc và canh rau ngót nấu sườn

6:  Canh bí nấu thịt băm, măng tây xào tỏi, thịt áp chảo

7: Rau bí xào tỏi; nước rau bí luộc; cá đồng kho tiêu; cơm trắng.

8: Canh cua rau đay; rau lang luộc; cá chép kho; cơm trắng.

9: Tôm rim bóc vỏ; canh rau ngót thịt băm; đậu cove luộc; cơm trắng.

10: Thịt gà rang, ruốc, đỗ luộc, ngô ngọt nấu sườn

11: Tôm đồng rang; trứng gà ta luộc; canh mồng tơi gạch tôm; cơm trắng.

12: Mồng tơi nấu nước luộc thịt, thịt bò xào bí, thịt lợn luộc

13: Rau củ thập cẩm nấu sườn và hạt sen, thịt gà luộc

14: Tim cật xào lặc lè, móng giò nấu hoa chuối, táo tráng miệng

15: Rau ngọt nấu mọc, thịt thăn rim, ruốc, bầu luộc và lê tráng miệng

16: Thịt gà luộc, rau ngót nấu thịt, ruốc, giá luộc và chôm chôm tráng miệng

17: Tim cật xào giá, mướp, canh rau ngọt thịt băm, trứng cuộn giò chiên

18:  Thịt thăn rim; canh rau ngót nấu thịt nạc viên; rau bí xào thịt bò; cơm trắng.

19: Súp lơ luộc, canh bí nấu sườn, trứng luộc, thịt thăn rim, ruốc, na tráng miệng

20:  Đỗ luộc, rau ngọt nấu giò sống, đỗ, trứng luộc và thịt thăn tẩm gia vị áp chảo

21: Canh đậu phụ rong biển; thịt bò kho khoai tây; cơm trắng.

22: Cá trích kho, thịt thăn rim hạt tiêu, bí ngô luộc và rau xào

Bài viết liên quan

Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng