Hậu quả và cách phòng ngừa rỉ ối trong mang thai

04:46 - 25/02/2021 Lượt xem: 923

Rỉ ối là hiện tượng nước ối chảy ra ngoài âm đạo với một số lượng ít, hiện tượng rỉ ối có thể xuất hiện từ tuần thứ 24 của thai kỳ. Hậu quả rỉ ối gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé như sinh non, nhẹ cân, nhiễn trùng…

1. Thai được bảo vệ thế nào?

  • Thai được nằm trong 1 túi chứa đầy nước ối, thành túi cấu tạo bởi 2 màng gọi là màng ối.
  • Màng ối có tính chất đàn hồi, dai nên khó bị vỡ.
  • Khi màng ối bị rách, dịch ối thoát ra ngoài, gây hết nước ối, gây nguy hiểm mẹ và bé.

2. Thai phụ nào có nguy cơ rỉ ối?

  • Vận động nhiều trong lúc có thai.
  • Hút thuốc .
  • Quan hệ tình dục lúc mang thai.
  • Dùng thuốc kích thích khi mang thai.
  • Viêm nhiễm vùng xung quanh như nhiễm trùng tiểu .
  • Nhiễm trùng hô hấp gây ho nhiều .
  • Viêm nhiễm màng ối do viêm nhiễm từ đường âm đạo cổ tử cung.
  • Hậu quả của chấn thương vào tử cung hay cổ tử cung như : Sau mổ u nang, mổ vùng bụng, sau khâu cổ tử cung ( trong hở eo tử cung ), chọc ối .
  • Hậu quả sau dọa sanh non do gò nhiều hay ra huyết .
  • Do bất thường ở cổ tử cung: Cổ tử cung quá ngắn, hở eo tử cung.
  • Do bất thường ở tử cung : Tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn.
  • Đa thai, đa ối.
  • Suy dinh dưỡng.

3. Hậu quả khi rỉ ối:

Hậu quả và cách phòng rỉ ối trong mang thai

Về thai :

Nếu thai rỉ ối sớm trước tuần lễ thứ 26, tỷ lệ hư thai cao vì:
  • Thai quá non chưa nuôi sống được.
  • Thời gian ối rỉ lâu thai dễ hư do nhiễm trùng.
  • Bị dị tật cứng khớp, bất thường cột sống, phổi không phát triển vì hết nước ối lâu.
  • Mất tim thai do chèn ép rốn.

Về phía mẹ :

  • Rỉ ối gây nhiễm trùng lòng tử cung, dễ gây băng huyết sau sanh, cắt tử cung do nhiễm trùng.
  • Nếu vi trùng xâm nhập vào máu mẹ gây nhiễm trùng huyết, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

4. Cách nhận biết khi bị rỉ ối

  • Rất khó phân biệt rỉ ối với huyết trắng nhiều hay nước tiểu.
  • Nếu rỉ nhiều bạn sẽ thấy nước trắng trong như nước tiểu hay vàng, xanh ra liên tục.
  • Nếu rỉ ít bạn có thể không nhận biết được.
  • Vì vậy nếu thấy huyết trắng ra nhiều hơn bình thường, hay sau đợt ho viêm họng, hay thấy tử cung gò, hay sốt không rõ lý do thì bạn nghi ngờ có rỉ ối.

5. Phải làm gì khi bị rỉ ối

  • Bạn nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa sản để chẩn đoán có rỉ ối hay nhiễm trùng ối không.
  • Siêu âm xem lượng nước ối có giảm không .
  • Có thể làm xét nghiệm máu để đánh giá có nhiễm trùng ối không
  • Làm các xét nghiệm xác định có rỉ ối không (bạn không tự làm được).

6. Khi nào cần nhập viện

  • Nếu xác định có rỉ ối thì được nhập viện ngay.
  • Dùng kháng sinh ngừa nhiễm trùng từ 7-10 ngày.
  • Nằm tại chỗ để tránh rỉ ối nhiều hơn.
  • Dùng hỗ trợ phổi nếu thai trên 27 tuần .
  • Luôn đặt băng vệ sinh sạch và hạn chế thăm khám để tránh nhiễm trùng .
  • Thử máu và theo dõi nhiệt độ mỗi ngày (có thể nhiều hơn hay thưa hơn tùy tình trạng bệnh) để phát hiện nhiễm trùng.
  • BS sẽ tham vấn cho bạn nguy cơ gặp phải khi theo dõi thai .
  • Bệnh viện có xu hướng không dưỡng thai khi thai rỉ ối trước 26 tuần.
  • Nếu diễn tiến tốt không có dấu hiệu nhiễm trùng, sẽ chấm dứt
  • Nếu có dấu hiệu sốt hay bạch cầu cao sẽ chấm dứt thai kỳ ngay lập tức.
  • Trong quá trình theo dõi nếu màng ối tự trượt lên nhau, làm bít lổ thủng, ngăn được rỉ ối và không có dấu nhiễm trùng – bạn sẽ được xuất viện .

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?