Hậu sản ở phụ nữ sau sinh như thế nào?

03:08 - 13/05/2021 Lượt xem: 286

1. Hậu sản là gì? Bệnh hậu sản hay còn gọi là hậu sản là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân; quá gầy do chế độ dinh dưỡng không phù hợp và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh. Những phụ nữ hậu sản thường có cơ thể gầy yếu, khó tăng […]

1. Hậu sản là gì?

Bệnh hậu sản hay còn gọi là hậu sản là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân; quá gầy do chế độ dinh dưỡng không phù hợp và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh.

Những phụ nữ hậu sản thường có cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, nên dễ bị mắc các bệnh tật. Người mẹ dễ kiệt sức và suy sinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

2. Nguyên nhân dẫn đến hậu sản ở phụ nữ

– Không được chăm sóc sức khỏe trước sinh tốt: thiếu chất, thể lực kém,…

– Căng thẳng, mệt mỏi trước sinh, không hấp thụ dinh dưỡng khiến cơ thể bị kiệt sức, suy nhược.

– Không kiêng cữ sau thời gian sinh con: phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ mà gần gũi chồng quá sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.

– Căng thẳng, mệt mỏi do chăm sóc bé thời gian mới sinh.

3. Dấu hiệu nhận biết phụ nữ hậu sản

Dấu hiệu nhận biết hậu sản

– Gầy gò ốm yếu, không tăng được cân sau khi sinh.

– Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả, hoặc có ăn uống được nhưng mà không lên được cân.

– Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.

– Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, cơ thể xanh xao, kiệt sức

– Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn.

4. Những lưu ý chăm sóc trong thời kỳ hậu sản

4.1. Giữ vệ sinh

Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội sạch sẽ, có thể gội đầu sau sinh từ 3 – 4 ngày. Phòng tắm phải kín gió và tắm bằng nước ấm; không ngâm mình trong bồn tắm. Tắm nhanh từ 5 – 10 phút, tắm xong phải lau khô người thật nhanh và mặc quần áo. Không tắm gội và gội cùng lúc.

Phụ nữ sau sinh cũng cần lưu ý vệ sinh vùng sinh dục hậu môn sạch sẽ. Trong thời gian này, không nên thụt rửa hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo, không nên giao hợp nếu còn sản dịch, thay băng vệ sinh thường xuyên 2h/ lần để tránh nhiễm trùng.

4.2. Kinh nguyệt và sản dịch

Tùy từng cơ địa mà thời gian có kinh lại của mỗi sản phụ là khác nhau. Thông thường khi sản phụ cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh sau tháng thứ 6 hoặc muộn hơn, nhưng nếu không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ 4 – 6 tuần sau sinh.

Nắm được khoảng thời gian có kinh nguyệt sẽ giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc cân nhắc sử dụng các biện pháp tránh thai. Tránh để có thai ngoài ý muốn trong thời gian sớm.

4.3. Đối với sản phụ sinh mổ

Sau 3-5 ngày vết mổ ở da sẽ lành.

Nếu vết mổ khâu bằng chỉ tiêu thì không cần cắt chỉ.

Nếu vết mổ khâu bằng chỉ không tiêu, thông thường sẽ cắt chỉ vào khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau mổ (tùy chỉ định của bác sĩ).

Thời gian sau sinh mổ này người mẹ có thể lau người hoặc tắm nhanh với nước ấm, sau đó lau khô toàn thân và vết mổ. Chú ý không băng kín vết mổ, không tự ý bôi các dung dịch sát khuẩn lên vết mổ khi không có sự cho phép của bác sĩ.

4.4. Chế độ ăn uống

Sản phụ vừa mới trải qua một cuộc chuyển dạ, tiêu hao nhiều năng lượng, nên cần phải có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, giúp mau hồi phục sức khỏe và có đủ sữa cho con bú.

Dinh dưỡng đối với sản phụ sau sinh mổ

Sản phụ không được ăn gì trong vòng 6 giờ đầu sau mổ. Chú ý nguyên tắc sản phụ sẽ ăn từ lỏng đến đặc, ăn cơm khi đã xì hơi.

Trong ngày đầu tiên sau sinh, sản phụ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Sau khi xì hơi, sản phụ ăn uống như bình thường, tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa…

Tránh các gia vị có chất kích thích như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Thay vào đó, sản phụ cần uống đủ nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày, ăn chín, tăng cường rau xanh, trái cây và uống thêm nước hoa quả… để tránh táo bón.

4.5. Về chế độ sinh hoạt

Nghỉ ngơi

Sản phụ vừa trải qua một cuộc chuyển dạ, tiêu hao nhiều năng lượng, mất máu nhiều. Vì vậy việc nghỉ ngơi sau sinh rất quan trọng, tốt cho sức khỏe bà mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngủ đủ giấc cho bà mẹ là điều hết sức quan trọng. Những người thân trong gia đình cần hỗ trợ chăm sóc bé để cho mẹ ngủ. Trung bình mỗi ngày, sản phụ cần ngủ khoảng 8 – 9 tiếng. Lúc ngủ, cơ thể người phụ nữ sẽ lấy lại sức khỏe, năng lượng và giúp sự tiết sữa tốt. Đồng thời giúp người mẹ tránh được căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

Vận động

Vận động sau sinh là điều cần thiết, giúp tử cung co hồi tốt tránh chảy máu sau sinh, tránh bế sản dịch, tránh thuyên tắc mạch. Những ngày đầu sau sinh, sản phụ có thể ngồi dậy ra khỏi giường, đi lại nhẹ nhàng ở trong phòng.

Sau đó, tùy tình trạng sức khỏe, mẹ sau sinh có thể bước xuống giường, tập đi bộ trở lại để giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật (như bế sản dịch, thuyên tắc …).

Với những sản phụ đã trải qua giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định mổ lấy thai hoặc mất nhiều máu lúc sinh thì cần nghỉ ngơi nhiều hơn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng