Khám tiền sản: Những kiểm tra không thể bỏ qua

03:44 - 19/10/2020 Lượt xem: 259

Khám tiền sản là bước khám quan trọng giúp người mẹ có sự chuẩn bị tốt cho cơ thể để sẵn sàng đón chào những thiên thần bé nhỏ. Dưới đây là những kiểm tra không thể bỏ qua mà bạn cần biết.

1. Hệ thống sinh sản và khám phụ khoa

Không chỉ những trường hợp hiếm muộn mà những phụ nữ đang có ý định cân nhắc về việc mang thai cũng cần kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Việc kiểm tra giúp xác định hoạt động của các cơ quan có tốt không để đảm bảo được kế hoạch sinh. Đồng thời phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2. Xét nghiệm máu

Khám tiền sản: Những kiểm tra không thể bỏ qua

Xét nghiệm máu trước khi mang thai để biết nhóm máu của mẹ, xác định yếu tố Rh nhằm phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ và con. Đánh giá chất lượng máu thông qua xét nghiệm huyết học. Đánh giá chức năng của cơ quan gan thận thông qua xét nghiệm sinh hóa máu.

Ngoài ra, kiểm tra chỉ số đường sớm giúp đánh giá bệnh lý và xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua cho con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai… sẽ được các bác sĩ tư vấn thực hiện. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị trước khi mang thai hoặc hướng dẫn mẹ theo dõi cẩn thận trong quá trình mang thai.

3. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai để phát hiện viêm đường tiết niệu; hay phát hiện các chỉ số bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để điều trị dứt điểm trước khi có thai.

4. Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Bao gồm đánh giác các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp. Đồng thời siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

5. Kiểm tra chế độ dinh dưỡng

Việc thiếu hụt năng lượng và dinh dưỡng trước khi mang thai, hay vấn đề cơ thể quá thừa một chất nào đó; cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ thai và gây ra nhiều biến chứng trong khi mang thai.

Ví dụ như người mẹ bị thiếu cân sẽ dễ có nguy cơ sẩy thai; sinh con nhẹ cân hơn các bà mẹ khác. Hoặc người mẹ quá béo, thừa cân sẽ dễ mắc các biến chứng như cholesterol cao; huyết áp cao dẫn tới bệnh lý tiền sản giật.

Do đó các cặp đôi cần đảm bảo bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết; để tăng số lượng cũng như chất lượng trứng và tinh trùng theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà các bác sĩ tư vấn.

6. Kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể

Khám tiền sản: Những kiểm tra không thể bỏ qua

Theo các bác sĩ đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Xét nghiệm này có thể cho biết các bệnh di truyền mà người mẹ có khả năng mắc phải để biết được khả năng trẻ có thể mắc bệnh gì từ mẹ.

Sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể rất cần thiết đối với những trường hợp cặp vợ chồng có:

  • Người thân trong gia đình bị vô sinh, sẩy thai, thai lưu;
  • Người thân mắc các dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về tâm thần như chậm phát triển trí não; tâm thần phân liệt…
  • Có vấn đề về đường huyết, tăng huyết áp;
  • Có người thân bị dị tật hở hàm ếch, chân cong, suy giảm thị lực và khả năng nghe;
  • Người thân mắc vấn đề về tâm lý như tự kỷ, trầm cảm;
  • Có người thân mắc hoặc mang gen di truyền các bệnh lý như máu khó đông; tan máu bẩm sinh, u xơ thần kinh loại 1…
  • Phụ nữ dự định mang thai khi đã lớn tuổi.

Để cập nhật các kiến thức về sản phụ khoa và các kiến thức sau sinh tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, quý khách có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN. Để đặt lịch khám tại phòng khám, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ