Mẹ bị polyp tử cung có ảnh hưởng đến thai không?

12:29 - 07/08/2021 Lượt xem: 518 Tác giả: Thu Hoàng

Polyp cổ tử cung khi đang mang thai còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ mang thai bị polyp cổ tử cung tùy vào kích thước của khối u mà có thể gây nên những ảnh hưởng như: Gây tăng tiết dịch âm đạo dẫn đến tăng nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa ở các mẹ bầu.

1. Polyp cổ tử cung là gì?

Polyp cổ tử cung là những khối u nhỏ có kích thước từ vài milimet đến vài centimet. Polyp về cơ bản có cấu trúc mỏng mọc từ cuống rễ trên bề mặt cổ tử cung hoặc ở bên trong ống cổ tử cung. Đôi khi polyp cổ tử cung còn được gọi với cái tên khác là polyp nội mạc tử cung. Nữ giới thường có từ một hoặc nhiều polyp tử cung và hầu hết đều lành tính.

Polyp cổ tử cung phổ biến đối với phụ nữ từ 40-50 tuổi, phụ nữ mang thai và những người sinh con từ 2 lần trở lên.

2. Cách nhận biết polyp cổ tử cung khi mang thai:

Không giống như những bệnh phụ khoa thông thường khác, bệnh polyp cổ tử cung rất khó phát hiện mà chỉ có thể căn cứ vào những dấu hiệu bất thường của vùng kín:

  • Vùng bụng dưới bị đau.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Khí hư có màu vàng và xuất hiện mùi hôi.
  • Quan hệ tình dục bị đau, chảy máu khi quan hệ.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu giữa 2 chu kỳ.

polyp thai

3. Nguyên nhân mắc polyp cổ tử cung khi mang thai?

Một số những tác nhân gây nên polyp cổ tử cung của phụ nữ trong thời gian mang thai được tổng kết lại như sau:

  • Hormone estrogen tăng gây polyp cổ tử cung khi mang thai

Rối loạn nội tiết tố nữ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến polyp cổ tử cung, cụ thể là sự gia tăng estrogen trong cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, nội tiết tố có sự thay đổi rõ rệt và làm tăng nguy cơ mắc polyp cổ tử cung.

  • Chưa điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa điển hình như viêm âm đạo, viêm tử cung nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng khôn lường. Khi đó, lớp niêm mạc sau khi bong tróc không được đào thải ra ngoài mà lưu lại ở cổ tử cung sẽ phát triển thành các polyp. Các tác động của bệnh làm tăng nguy cơ mắc polyp tử cung ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

  • Người có tiểu sử lạc nội mạc tử cung

Các biến chứng từ lạc nội mạc tử cung lâu dần sẽ tạo thành polyp cổ tử cung khi mang thai. Sau khi các lớp niêm mạc bị bong tróc không được đào thải, dính vào các bộ phận khác như tử cung dễ dẫn đến nguy cơ hình thành các polyp.

  • Hệ quả của nạo phá thai không an toàn

Phá thai vốn đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phá thai không an toàn, vệ sinh hậu phá thai không đảm bảo làm nhau thai còn sót lại tại tử cung kéo theo nguy cơ hình thành các polyp.

4. Polyp cổ tử cung khi mang thai gây nguy hiểm như thế nào?

Các khối polyp nhỏ nhìn chung chưa gây bất lợi quá lớn đối với thai nhi, tuy nhiên có những trường hợp polyp cổ tử cung thực sự gây phiền toái cho mẹ:

  • Polyp quá to hoặc quá nhiều: ảnh hưởng đến thai nhi khi bắt đầu lớn dần. Cụ thể, thai càng to càng bất lợi khi phải giành chỗ với các khối polyp to. Khi chuẩn bị sinh qua đường âm đạo của mẹ, vị trí của thai nhi phải nằm sát cổ tử cung. Lúc này các khối polyp làm cho mẹ khó sinh thường.
  • Khối polyp sa vào lòng cổ tử cung: gây cản trở đường ra của bé, mẹ sẽ khó có khả năng sinh thường.
  • Quá trình mang thai bị mắc polyp cổ tử cung còn có tác động lên vấn đề tâm lý, khiến mẹ bầu thường xuyên lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Đặc biệt, với các mẹ thực hiện phương thụ tinh nhân tạo, polyp cổ tử cung làm tăng nguy cơ bị sảy thai và sinh non

5. Cách điều trị mẹ bầu bị polyp cổ tử cung:

Trong trường hợp đang mang thai, các chị em phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì bệnh vẫn có thể chữa khỏi nên chị em cũng không nên lo lắng nhiều. Điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai nên sử dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ khối polyp. Trong trường hợp xuất hiện chân cuống sẽ tiến hành đốt điện để tránh bị mọc lại.

Việc điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh việc sử dụng thuốc để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu kích thước khối u quá lớn hãy lựa chọn thời gian và phương pháp phù hợp để loại bỏ triệu để khối polyp mà không gây ảnh hưởng đến thai.

Các mẹ bầu cũng cần phải lưu ý trước khi quyết định làm mẹ hãy đi khám sức khỏe tổng quát cũng như khám sức khỏe phụ khoa để chắc chắn rằng sức khỏe của mình hoàn toàn khỏe mạnh. Trong quá trình mang thai nên thực hiện khám thai đầy đủ để theo dõi sức khỏe cũng như tình trạng phát triển của thai nhi. Đây cũng chính là cách để bạn phát hiện mình có mắc bệnh polyp cổ tử cung hay không, từ đó có hướng can thiệp kịp thời tránh để ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén