Một số nhóm thuốc cần lưu ý đặc biệt khi mang thai
09:13 - 26/02/2020 Lượt xem: 368
Sử dụng thuốc trong quá trình mang thai có ảnh hưởng gì không? nhóm thuốc nào chống chỉ định trong quá trình mang thai ? là những câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm. Để giải đáp những thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu về các nhóm thuốc cần lưu ý trong […]
Sử dụng thuốc trong quá trình mang thai có ảnh hưởng gì không? nhóm thuốc nào chống chỉ định trong quá trình mang thai ? là những câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm. Để giải đáp những thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu về các nhóm thuốc cần lưu ý trong quá trình mang thai ở bài viết dưới đây nhé!
1. Thuốc chống tân sinh
Người mẹ dùng nhóm thuốc này trong 3 tháng đầu phôi rất dễ bị tổn thương. Ở người aminoptenrin là thuốc đầu tiên gây quái thai. Các thuốc khác thuộc nhóm alkyl hóa và chống chuyển hóa như methotrexat, cyclophosphamid, chlorambucil, busulfan…gây bất thường cho thai; làm chậm phát triển thai, giảm sản hàm dưới, nứt vòm miệng, loạn sản sọ, tật ở tai, chân vẹo.
Thuốc Colchicin làm tăng lượng nhiễm sắc thể khác thường; ở môi trường nuôi cấy lymphô bào có thể liên quan đến nguy cơ hội chứng Down ở thế hệ con cháu.
2. Thuốc chống nhiễm khuẩn
Tetracyclin qua được rau thai, tích lũy ở xương và răng của thai, tạo chelat với calci. Thời kỳ nguy hiểm là từ giữa đến cuối thai kỳ.
Ở trẻ đã từng bị nhiễm tetracyclin trong tử cung mẹ; răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ bị đổi màu suốt đời; dễ bị sâu răng, giảm sản men răng, chậm phát triển toàn bộ xương. Vì vậy người mẹ cần tránh dùng tetracyclin kể cả doxycyclin khi mang thai.
Không dùng Streptomycin, gentamycin, amikacin, kanamycin và các thuốc khác độc với thính giác. Các thuốc này qua rau thai, làm hư hỏng mê đạo của thai.
Tuy nhiên nếu trường hợp quá cần ( vi khuẩn kháng mọi kháng sinh β-lactam), thì cần cân nhắc kỹ giữa lợi và hại cho mẹ và thai nhi, có thể dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cloramphenicol dùng cho mẹ có thể nguy hiểm lớn cho con; hậu quả làm tăng lượng cloramphenicol trong máu, có thể gây trụy mạch (hội chứng xám ở trẻ sơ sinh).
Penicilin dùng an toàn, trừ khi có tiền sử dị ứng. Nếu mẹ dùng sulfamid sau 33 tuần khả năng trẻ sinh ra sẽ bị vàng da bệnh lý, nếu không được điều trị, sẽ có thể bị vàng da nhân nào nguy hiểm.
Cephalosplin có thể dùng, nhưng mẹ vẫn cần phải thận trọng vì chưa có nghiên cứu rõ ràng về độ an toàn tuyệt đối trên người.
3. Thuốc chống co giật
Ở người mẹ động kinh dùng thuốc chống co giật, trẻ sinh ra có nguy cơ bất thường về hình thái và chức năng như nứt vòm miệng, bất thường tim, sọ, mặt…do dùng liều cao thuốc chống co giật hoặc phối hợp nhiều loại thuốc chống co giật.
Một số loại thuốc chống co giật gây quái thai như trimethadion, hydantoin, phenobarbital, carbamaxepin.
4. Thuốc giảm đau và dẫn xuất thuốc phiện
Thuốc giảm đau, gây ngủ ( loại opiat) và salicylat qua được rau thai và đạt hàm lượng đáng kể ở thai.
Nếu trẻ bị ảnh hưởng của thuốc gây nghiện từ trong bụng mẹ, thì sẽ có triệu chứng cai sau sinh 6-8 ngày
Salicylat tranh chấp với Bilirubin ở Albumin – huyết tương, gây vàng da nhân não ở thai. Liều cao Aspirin mà mẹ dùng có thể làm chận chuyển dạ, làm hẹp sớm ống động mạch của thai, gây nguy cơ chảy máu ở mẹ trong lúc đẻ và sau đẻ hoặc gây chảy máu ở trẻ sơ sinh.
5. Thuốc tâm thần
Phenothiazin là nhóm thuốc thường được dùng trong khi mang thai để chống nôn hoặc làm thuốc tâm thần. Thuốc này là nhóm gây nguy cơ cho thai nhưng không có ý nghĩa lớn.
Mẹ dùng Diazepam để an thần trong thời gian gần ngày sinh có thể gây trầm cảm, tăng động, run hoặc tăng phản xạ ở trẻ sơ sinh.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng nếu mẹ dùng trước khi trở dạ thì con đẻ ra có nhịp tim nhanh, suy hô hấp, bí đái.
Lithi carbonat mẹ dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ gây dị tật tim bẩm sinh (19%) và gây tai biến ở trẻ sơ sinh như ngủ lịm, giảm trương lực, biếng ăn, suy giáp trạng, bướu cổ, đái tháo nhạt.
6. Thuốc tim mạch
Thuốc trợ tim Glycosid qua được rau thai, tuy nhiên không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ khi sinh ra.
Mẹ dùng thuốc chống tăng huyết áp thì thuốc qua rau thai và có thể gây tác dụng phụ ngoại ý(ADR) cho trẻ sơ sinh. Thuốc phong bế hạch gây ADR về thần kinh thực vật như tụt huyết áp và tắc ruột liệt. Propranolol gây chậm nhịp tim, giảm đường huyết, thai chậm lớn.
Chống chỉ định dùng các thuốc lợi niệu thiazid khi mang thai vì làm giảm thể tích huyết tương ở mẹ, do đó cũng làm hư hại sự dinh dưỡng và sự oxy hóa ở thai, giảm natri, kali máu, giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh.
Các thuốc ức chế enzym như enalapril, captopril gây ít nước ối, biến dạng sọ mặt, co cứng chân tay, giảm sản ở phôi thai nếu mẹ dùng thuốc này trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ.
7. Hormon sinh dục
Mẹ dùng hormon sinh dục nam và các progestin tổng hợp trong 12 tuần đầu của thai kỳ làm cho thai nữ bị nam hóa ở bộ phận sinh dục ngoài.
Tai biến khi dùng diethylstilbestrol gây chất nhầy bất thường ở bộ phận sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, dễ sẩy thai, đẻ non, thai lạc chỗ, hẹp lỗ niệu quản, lỗ đái lệch thấp, dễ tử vong trong những tuần cuối thai kỳ.
8. Thuốc giáp trạng
Iod phóng xạ điều trị bệnh giáp trạng qua rau thai gây hủy hoại tuyến giáp của thai, gây suy giáp trạng nghiêm trọng.
Một số thuốc điều trị cường giáp như methimazol qua rau thai gây bướu cổ, bất sản da ở trẻ sơ sinh. Dung dịch bão hòa kali iodid gây biếu cổ to ở thai; dẫn tới tắc nghẽn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
9. Thuốc dùng khi chuyển dạ
Thuốc tê có thể làm suy giảm chức năng thần kinh trung ương và chậm nhịp tim ở thai.
Các thuốc mê, thuốc kích đẻ oxytocin, thuốc giảm đau qua rau thai và có thể gây hại vì vậy cần phải theo dõi sát, chuẩn liều khi sử dụng.
Liều cao diazepam tiêm tĩnh mạch cho mẹ trước khi trở dạ có thể gây ADR ở trẻ sơ sinh như giảm trương lực cơ, hạ thân nhiệt, suy giảm chức năng thần kinh…
10. Các loại vaccin
Các loại vaccin sống chống virus cần chống chỉ định khi mang thai.
Mẹ dùng vaccin chống rubeon có thể gây nhiễm khuẩn cho rau thai và thai.
Khi mang thai, nếu có nhiễm khuẩn rõ ràng mẹ có thể dùng các vaccin phòng tả, viêm gan A, B, sởi, quai bị, uốn ván, thủy đậu…
11. Các loại thuốc khác
Thuốc Thalidomid gây dị tật bất sản, thiểu sản chân tay, ngắn tay chân, dị tật ống tiêu hóa, hệ tim mạch.
Dùng vitamin A liều cao (>10.00UI/ngày) và dùng dài ngày gây tăng nguy cơ sinh quái thai.
Thuốc chống tiểu đường dạng uống có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.
Thuốc oxy hóa như cloramphenicol…gây tan máu ở cả mẹ và thai nếu thiếu G6PD do di truyền.
Các chất kích thích như rượu, bia , cà phê…đều có thể ảnh hưởng đến thai. Mẹ uống nhiều cafe( Chứa cafein), ví dụ > 7-8 tách café đặc mỗi ngày có thể làm thai chết lưu, đẻ non, thiếu cân, sẩy thai. Vì vậy không nên dùng cafe, nước chè đặc khi mang thai.
Mẹ dùng amphetamin có thể gây bệnh tim bẩm sinh .
Trên đây là một số nhóm thuốc mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng trong quá trình mang thai. Để đảm bảo an toàn trước khi dùng thuốc mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc khi đã dùng rồi mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Phòng khám 43 Nguyễn Khang . với hệ thống máy móc tiên tiến hàng đầu thế giới, cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn. Chúng tôi luôn tự hào là phòng khám sản uy tín nhất tại Hà Nội. Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ!
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang