Một vài nguyên nhân gây đau hông khi mang thai bạn nên biết

13:49 - 08/09/2021 Lượt xem: 374

Đau hông khi mang thai là một triệu chứng phổ biến mà người phụ nữ thường gặp phải. Cảm giác khó chịu này thường thấy trong tháng cuối thai kỳ và đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân xảy ra đau hông khi mang thai là do sự thay đổi bên trong cơ thể bà bầu. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về chứng đau hông khi mang thai

Khớp hông là một khớp lớn trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc chịu sức nặng của cơ thể, cũng như sự chuyển động của cơ thể. Vì vậy, việc đứng trong thời gian dài, ngồi hoặc nằm ở một vài tư thế có thể làm nặng thêm triệu chứng đau hông khi mang thai.

Thống kê cho thấy, khoảng 32% phụ nữ mang thai báo cáo tình trạng đau hông tại một vài thời điểm trong quá trình mang thai. Cơn đau có thể tập trung ở vùng bên hông hoặc phía sau vùng hông, hoặc ở vùng khung chậu nói chung. Tính chất đau có thể là đau nhói, đau âm ỉ. Cơn đau xuất hiện dần dần hoặc đột ngột.

2. Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai

Tăng cân

Khi mang thai, mẹ bầu bị tăng cân và gần cuối thai kỳ trọng lượng của thai nhi cũng tăng lên gây áp lực lên xương và khớp dẫn đến đau hông. 

Sai tư thế

Tư thế của mẹ thay đổi khi ở trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, lúc này thai nhi lớn khiến bụng to gây mất cân bằng cơ thể. Khi ngồi và đi lại xương hông chịu áp lực nặng nề dẫn đến đau kéo dài. 

Hormone relaxin 

Relaxin là một loại hormone tăng lên trong thai kỳ. Hormone này làm nới lỏng các khớp để xương chậu của thai phụ nới rộng ra hỗ trợ quá trình em bé chui qua khi chuyển dạ.

Thế nhưng relaxin lại gây nên tác động xấu đến các khớp khác trong cơ thể của mẹ bầu, trong đó có khớp hông. Khi nới lỏng khớp sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép khi xương di chuyển làm cho các mẹ bị đau hông khi mang thai. 

Loãng xương thoáng qua

3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ xuất hiện tình trạng loãng xương thoáng qua gây sự mất xương tạm thời ở phần trên xương đùi dẫn đến các cơn đau hông bất ngờ.

Đau thần kinh tọa 

Hai dây thần kinh tọa trong cơ thể đều xuất phát từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Vì vậy, khi mang thai tử cung sẽ gây áp lực lên 2 dây thần kinh, kéo theo cảm giác tê bì, đau ở hông, đùi và mông. 

Đau dây chằng tròn

Gây ra tình trạng đau nhói tại hông, háng và vùng bụng khi em bé có bất kỳ sự thay đổi nào về vị trí trong bụng. 

3. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ

Triệu chứng đau hông ở bà bầu sẽ ngày một tăng lên vào những tuần cuối thai kỳ, cơn đau khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, ngồi xuống đứng lên phải có điểm tựa. 

Đau hông được coi là tình trạng bình thường khi mang thai, không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ gây khó chịu cho mẹ.  

Tuy nhiên trong một số trường hợp, hãy cẩn trọng và đến cơ sở y tế khám ngay:

  • Đau hông dữ dội, liên tục và lan sang phần bụng dưới hoặc bụng trên
  • Chảy máu âm đạo 
  • Mỏi thắt lưng
  • Chóng mặt và mệt mỏi 
  • Không cảm nhận được thai nhi 

4. Cách phòng ngừa đau hông khi mang thai

Bạn muốn phòng ngừa đau hông trước khi nó bắt đầu? Sau đây là một số điều mà bạn có thể thử. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, các biện pháp phòng ngừa có thể không hiệu quả với tất cả mọi người.

  • Duy trì lối sống tích cực trong suốt thai kỳ của bạn. Những bài tập cường độ thấp, như đạp xe đạp, đi bộ, bơi lội có thể phù hợp để tránh đau hông.
  • Tăng cân có kiểm soát.
  • Mang giày đế bằng, có hỗ trợ vòm bàn chân tốt trong khi tập thể dục hoặc các hoạt động sống hằng ngày.
  • Luôn duy trì tư thế tốt trong khi ngồi, đứng, nâng hoặc mang vật nặng.
  • Tránh những hoạt động có thể làm nặng thêm cơn đau hông. Ví dụ như bắt chéo chân, đứng trong thời gian dài, nâng vật nặng.
  • Có thể dùng đai hỗ trợ vùng chậu để làm giảm áp lực lên vùng chậu.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng trong suốt thai kỳ.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Những sự thay đổi này có thể gây nhiều sự khó chịu cho mẹ bầu. Triệu chứng đau hông khi mang thai không phải ngoại lệ. Hy vọng bài viết đã cung cấp được thông tin hữu ích về những triệu chứng đau hông của phụ nữ mang thai. 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn. 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?