Những bệnh lý liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

07:38 - 27/04/2020 Lượt xem: 440

Tuổi dậy thì là quãng thời gian thay đổi về tâm sinh lý rất nhiều ở các bạn nam và các bạn nữ. Đặc biệt là ở các bạn nữ với sự hoạt động của buồng trứng và thể hiện bằng chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng […]

Tuổi dậy thì là quãng thời gian thay đổi về tâm sinh lý rất nhiều ở các bạn nam và các bạn nữ. Đặc biệt là ở các bạn nữ với sự hoạt động của buồng trứng và thể hiện bằng chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng bình thường. Dưới đây là những bệnh lý liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì; mà các bạn nữ cũng như các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi.

1. Vô kinh tuổi dậy thì

    • Vô kinh thứ phát

Là sự mất kinh (khoảng 4 – 6 tháng) sau khi đã có kinh rồi. Cũng có khi thấy kinh vài tháng rồi lại mất vài tháng… Nguyên nhân liên quan đến tâm lý, căng thẳng thể lực (luyện tập thể thao quá mức), rối loạn tiêu hóa…

    • Vô kinh nguyên phát 

Là hiện tượng có phát triển những đặc tính giới thứ phát nhưng tới 16 tuổi, thậm chí hơn nữa vẫn không có kinh lần đầu. Những trường hợp trên cần xem có phải đã bị vô kinh nguyên phát (có thể do rối loạn nội tiết, cơ quan sinh dục nữ dị dạng hoặc kém phát triển, do sức khỏe kém và do các yếu tố tâm lý…).

2. Thống kinh 

Là triệu chứng đau quặn từng cơn, trướng bụng dưới, nặng nề ở vùng tiểu khung kèm theo nhức đầu, đau lưng, buồn nôn khi hành kinh. Có hơn 50% em gái mới dậy thì bị triệu chứng này. 

Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát). 

Thống kinh không nguy hiểm, nhưng khiến các em thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin, ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.

3. Rong kinh, rong huyết tuổi dậy thì

Những bệnh lý liên quan tới kinh nguyệt tuổi dậy thì

Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần. 

Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết này là do khi mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết ở em gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. 

Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài.

Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết. 

Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ trung bình, đến nặng thì cần phải được sử dụng thuốc và cần có sự chỉ định, theo dõi của bác sĩ.

4. Thiếu máu nhược sắc

Những bệnh lý liên quan tới kinh nguyệt tuổi dậy thì

Đó là biểu hiện của chứng thiếu máu do thiếu sắt. Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở em gái khoảng 2.4ml/ngày (gấp đôi bé trai). Tuy nhiên, do chế độ dinh dưỡng không cân đối, thậm chí thiếu chất, cộng với sự mất máu khi có kinh nguyệt, khiến các cô gái bị mất chất sắt.

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là nước da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu. Chứng thiếu máu nhược sắc cũng có thể do các bệnh đường ruột, do bị nhiễm giun đũa, giun tóc…

Phòng tránh chứng thiếu máu nhược sắc tuổi dậy thì

      • Các em gái cần ăn đầy đủ chất, không nên kiêng khem quá mức, không bỏ bữa, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C trong bữa ăn, nhất là ở giai đoạn có kinh nguyệt;
      • Tẩy giun định kỳ
      • Giải quyết dứt điểm chứng thống kinh, rong kinh, rong huyết (nếu có). 
      • Nên bổ sung thêm viên sắt phối hợp với axit folic; rất cần cho sự phát triển của em gái giai đoạn dậy thì. Sắt cần cho sự tạo máu và sự hình thành myoglobin ở cơ bắp.
      • Ở lứa tuổi dậy thì, cần cung cấp thêm những thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, iốt. Canxi giúp phát triển khối xương; có nhiều trong sữa, sản phẩm từ sữa, tôm tép, đậu hũ và rau xanh. 
      • Việc nhận đủ canxi ở giai đoạn dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao; tăng độ chắc xương mà còn giảm nguy cơ gãy xương khi về già. Kẽm cần thiết cho sự phát triển khối cơ và hệ sinh dục; có nhiều trong thực phẩm giàu đạm (thịt gia cầm, trứng, sữa…) và ngũ cốc nguyên hạt. 
Chu kỳ kinh nguyệt là “chiếc gương” phản ánh sức khỏe của người con gái. Vậy nên, trong độ tuổi dậy thì có những rối loại kinh nguyệt, gây tình trạng lo lắng. ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần được tăm khám để giải tỏa tâm lý cho các bạn, cũng như phát hiện những bệnh lý có thể gặp phải để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang