Những tình trạng nguy hiểm của nước ối đối với thai nhi

00:58 - 01/06/2021 Lượt xem: 371

Nước ối là chất lỏng màu trong suốt xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ thì em bé nằm trong túi ối – đó là túi hình thành từ màng ối và màng đệm. Thai nhi lớn lên và phát triển trong túi ối và được bao quanh bởi nước ối.

1. Nước ối và sự phát triển của thai

Nước ối là chất lỏng màu trong suốt xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ thì em bé nằm trong túi ối – đó là túi hình thành từ màng ối và màng đệm. Thai nhi lớn lên và phát triển trong túi ối và được bao quanh bởi nước ối.

Nước ối chứa các thành phần quan trọng như: chất dinh dưỡng, hormone, kháng thể chống nhiễm trùng. Ở mức cao nhất, nước ối trong bụng của người mẹ đo được khoảng khoảng 1 lít. Sau 36 tuần mang thai, nước ối bắt đầu giảm khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

2. Vai trò của nước ối với thai nhi

Bảo vệ thai nhi: Chất lỏng đệm giúp cho em bé tránh khỏi áp lực bên ngoài; hoạt động như một chất hấp thụ sốc để bảo vệ và che chở cho em bé.

Kiểm soát nhiệt độ: Chất lỏng cách nhiệt, giúp giữ ấm và duy trì nhiệt độ thường xuyên cho thai nhi.

Kiểm soát nhiễm trùng: Trong nước ối chứa kháng thể giúp bảo vệ em bé; tạo nên môi trường vô khuẩn trong suốt thai kỳ cho đến khi được sinh ra.

Phát triển hệ thống phổi và tiêu hóa: Kể từ tuần thứ 34, thai nhi sẽ hấp thụ lượng nước ối vào khoảng 300-500ml mỗi ngày. Bằng cách thở và nuốt nước ối. Em bé cũng sẽ thực hành trước việc sử dụng các cơ của các hệ thống này khi chúng lớn lên.

Sự phát triển cơ bắp và xương: Khi em bé trôi nổi bên trong túi ối, nó có thể tự do di chuyển, tạo cơ bắp và xương có cơ hội phát triển đúng cách.

Hỗ trợ dây rốn: Chất lỏng trong tử cung ngăn không cho dây rốn bị nén. Dây này vận chuyển thức ăn và oxy từ nhau thai đến thai nhi đang phát triển.

Ngoài ra, nước ối còn hỗ trợ quá trình sinh nở của người mẹ.

3. Những tình trạng nguy hiểm của nước ối đối với thai nhi

Dư ối, đa ối

Dư ối hoặc đa ối gây nên tình trạng chuyển dạ sớm; nặng có thể gây sảy thai hoặc gây nên các triệu chứng trầm trọng dẫn đến việc phải chấm dứt thai kỳ. Thai nhi có thể mắc các tật bẩm sinh trong nội tạng do bị nước ối chèn ép quá mức; trọng lượng của trẻ khi có mẹ bị dư ối mạn sẽ nhẹ hơn các trẻ khác.

Tăng trưởng và phát triển của thai nhi bị hạn chế, và có các vấn đề với phát triển khung xương;

Nước ối quá nhiều có nguy cơ mẹ bị vỡ màng ối sớm; sa dây rốn; bong rau thai;

Ngôi thai không thuận, dễ sinh ngôi mông;

Sự phát triển của thai nhi bị hạn, dễ gặp các vấn đề về phát triển khung xương;

Dễ sinh non dẫn đến các chức năng, bộ phận của bé chưa được hoàn thiện;

Trường hợp xấu nhất là thai chết lưu, đình chỉ thai nghén khi bị đa ối cấp nặng ở tuần 20 – 24.

Thiểu ối

Trường hợp mẹ bầu bị thiếu ối trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc vài tuần sau đó, thì có khả năng gây sảy thai và thai chết lưu. Đồng thời, việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng phổi của thai nhi.

Trường hợp mẹ bị thiếu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ, thì mẹ có thể nhẹ nhõm hơn phần nào vì đa số không gây những biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ sức khỏe của cả hai mẹ con và có thể truyền nước để bổ sung dịch ối cho mẹ bầu. Tuy nhiên, thiểu ối trong giai đoạn này có thể khiến ngôi thai bị ngược vì không đủ lượng nước ối cần thiết để xoay đầu xuống dưới.

Thiếu ối cũng có thể khiến mẹ bị vỡ ối sớm. Nếu vỡ ối gây thiểu ối khi chưa chuyển dạ hoặc khi mới bắt đầu đau bụng sinh sẽ làm nhiễm trùng ối, từ đó làm nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng tử cung… cả mẹ và bé đều nguy hiểm, đều bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Rỉ ối

Rỉ ối có thể làm cho nước ối bị cạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến suy thai, sảy thai, đẻ non. Về phía mẹ, rỉ ối làm cho vùng kín trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động và xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng ối, viêm nhiễm âm đạo. Ngoài ra rỉ ối kéo dài làm cho lượng ối cần thiết cho thai nhi chậm phát triển; làm người mẹ khó sinh do dây rốn bị chèn ép; ảnh hưởng đến việc trao đổi oxy của thai dẫn đến tăng nguy cơ sinh mổ.

Nhiễm trùng ối

Có thể vỡ ối bất cứ khi nào: lớp màng bảo vệ an toàn hàng ngày của thai nhi không còn được đảm bảo và nó có thể vỡ bất cứ khi nào.

Mẹ bầu bị nhiễm trùng ối trước 37 tuần thì nguy cơ sinh non rất cao. Vì môi trường trong bụng mẹ không còn đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Trẻ sinh ra do nhiễm trùng ối có nguy cơ tử vong cao do nhiễm trùng sơ sinh dẫn đến suy hô hấp, viêm màng não, nhiễm trùng huyết.

Khám thai định kỳ là một cách hiệu quả để tầm soát và phát hiện những dấu hiệu bất thường. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ;  để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén