Ốm nghén khi mang thai có đáng sợ như bạn nghĩ?

14:11 - 11/05/2022 Lượt xem: 894 Tác giả: Thanh Nga

Có nhiều người mang thai lần đầu không biết “ốm nghén là gì?”, “biểu hiện ốm nghén ra sao?” và Ốm nghén có đáng sợ không’’ ? Thực tế, ốm nghén khi mang thai là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải.

1. Tình trạng ốm nghén khi mang thai

Có khoảng 90% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Giai đoạn này họ sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn.

Có nhiều người họ sẽ thấy buồn nôn và không muốn ăn một vài món mặc dù những món này là món họ rất thích trước đó. Tình trạng này khiến cơ thể thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn.

Thông thường, tình trạng nghén khi mang thai chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ tuần thứ 12, cảm giác này sẽ thuyên giảm và mất hẳn. Mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

2. Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn ở bà bầu là do sự thay đổi nội tiết tố: sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen. Ngoài ra, hormone tuyến giáp thyroxine cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén.

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất lượng lớn hormone progesterone, chúng làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, hormone này còn có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu, táo bón.

Ngoài ra còn do một vài nguyên nhân cũng sẽ dẫn đến ốm nghén khi mang thai sau:

  • Do thói quen ăn uống thất thường
  • Hệ thần kinh của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với một số thực phẩm có mùi vị
  • Do di truyền: Thông thường mẹ bị nghén khi mang thai thì con gái cũng sẽ gặp tình trạng này

3. Triệu chứng

ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khi mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên thường gặp khi gặp tác nhân kích thích như mùi, vị của thực phẩm, quần áo,… Thai phụ bị buồn nôn, nôn mửa. 

Phụ nữ mang thai ốm nghén thường bị thay đổi khẩu vị, một số người chán ăn, ăn không ngon, một số người đặc biệt thèm một số loại thực phẩm ngọt, chua. 

Ngoài ra, mẹ bầu còn gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là tụt huyết áp khi cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu bị nôn quá nhiều, mẹ có thể bị mất nước rất nguy hiểm.

Tình trạng nghén khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện hai tuần sau khi thụ thai và biểu hiện thường xuyên ở khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Cảm giác buồn nôn, mệt mỏi có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào cả ngày và đêm.

4. Làm gì để cải thiện triệu chứng nghén trong thai kỳ?

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây buồn nôn như: mùi loại thức ăn nào đó, mùi hóa chất, khói bụi...
  • Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
  • Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên rán
  • Ăn nhiều đồ khô, rau củ quả, các loại thức ăn dễ tiêu hóa
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Không ăn khi buồn nôn
  • Uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống từ 2 - 2,5 lít nước
  • Nghỉ ngơi thường xuyên, cân bằng công việc, tránh căng thẳng, mệt mỏi
  • Có thể sử dụng thuốc giảm các triệu chứng nghén ( theo chỉ định của bác sĩ)

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ