Rau tiền đạo

15:04 - 27/03/2022 Lượt xem: 415 Tác giả: Thanh Nga

Rau tiền đạo là một trong những yếu tố đẻ khó do phần phụ của thai, và cũng là một trong những cấp cứu chảy máu trong ba tháng cuối của thời kì có thai. Gọi rau tiền đạo khi rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung mà một phần hay toàn bộ bánh rau vào đoạn dưới tử cung, do đó gây chảy máu và làm cho ngôi bình chỉnh không tốt, gây đẻ khó.

Dựa vào vị trí bám, nhau tiền đạo được phân chia thành 4 loại:

  • Rau tiền đạo bám thấp: Bờ bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung, chưa đến lỗ trong cổ tử cung;
  • Rau tiền đạo bám mép: Bờ bánh nhau bám đến bờ lỗ trong cổ tử cung;
  • Rau tiền đạo bán trung tâm: Bánh nhau che kín một phần lỗ trong cổ tử cung;
  • Rau tiền đạo trung tâm: Bánh nhau che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung, chiếm tỷ lệ 20-30% các trường hợp.

1. Nguyên nhân

Rau thai có thể phát triển ở bất cứ nơi nào mà phôi làm tổ trong tử cung. Trường hợp phôi làm tổ ngay phần dưới của tử cung sẽ dẫn đến nhau thai phát triển ở đó, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhau tiền đạo.

-Một số yếu tố nguy cơ có thể gặp ở những thai phụ như:

  • Trải qua sinh nở nhiều lần;
  • Có tiền sử bị sảy thai hoặc nạo thai nhiều lần;
  • Tiền sử bị viêm nhiễm tử cung;
  • Thai phụ đã từng mắc nhau tiền đạo ở những lần mang thai trước;
  • Rau thai lớn do mang đa thai;
  • Tử cung có hình dạng bất thường;
  • Thai phụ mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi);
  • Thai phụ sử dụng nhiều chất kích thích, đặc biệt là hút thuốc lá.

2. Triệu chứng

- Triệu chứng rõ ràng nhất của nhau tiền đạo là xuất huyết âm đạo trong thai kỳ (thường trong 3 tháng cuối của thai kỳ), với đặc tính xảy ra đột ngột, không kèm theo đau bụng, máu chảy ra đỏ tươi. Lượng máu thường ít trong lần đầu, ngưng tự nhiên nhưng sau đó tái phát nhiều lần và ngày càng mất máu nhiều hơn.

- Tình trạng này kéo dài không những gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi:

+ Ảnh hưởng của nhau tiền đạo đối với mẹ:

  • Thai phụ bị mất nhiều máu gây choáng, sốc, có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung (nếu nhau thai không tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung), tổn thương hệ niệu.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn đông máu.
  • Sinh mổ lấy thai là lựa chọn duy nhất.

 + Ảnh hưởng của nhau tiền đạo đối với thai nhi:

  • Ngôi thai bất thường như ngôi mông hoặc ngôi nằm ngang.
  • Thai nhi bị suy sinh dưỡng, suy thai.
  • Sinh non, thậm chí tử vong.

Những sản phụ mắc bệnh nhau tiền đạo cần được nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, tránh quan hệ tình dục hay bất kỳ tác động gây tổn thương nào ở cổ tử cung hoặc co thắt tử cung như thăm khám âm đạo, kích thích đầu vú …Và nên được theo dõi chặt chẽ và nhập viện sớm trước khi có dấu hiệu chuyển dạ.

3. Chẩn đoán

rau tiền đạo

*Triệu chứng lâm sàng

- Trước chuyển dạ:

Triệu chứng cơ năng: chảy máu âm đạo vào 3 tháng cuối của thai kỳ, chảy máu tự nhiên bất ngờ, không thấy đau bụng, máu đỏ tươi, có khi kèm máu cục, lượng máu có thể chảy nhiều, ồ ạt, sau đó chảy ít dần và tự cầm dù có hay không điều trị. Chảy máu tái phát nhiều lần với tần suất và mức độ ngày càng tăng.

Triệu chứng toàn thân: thiếu máu tùy thuộc lượng máu mất mà sản phụ thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, choáng.

Triệu chứng thực thể: không có triệu chứng đặc hiệu, hay gặp ngôi đầu cao hoặc ngôi ngang, ngôi mông.

- Khi chuyển dạ:

+Triệu chứng cơ năng: thường có quá trình ra máu trong 3 tháng cuối thai kỳ, đột nhiên ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi lẫn máu cục, có đau bụng do cơn co tử cung.

+Triệu chứng toàn thân: thiếu máu tùy mức độ mất máu. Sản phụ có biểu hiện choáng nếu mất máu nhiều.

+Triệu chứng thực thể:  nắn ngoài có thể thấy ngôi thai bất thường. Tim thai có thể thay đổi nếu chảy máu nhiều.

+Khám âm đạo bằng mỏ vịt thấy máu trong cổ tử cung (CTC) chảy ra, loại trừ các tổn thương cổ tử cung.

+Thăm âm đạo: sờ thấy rau qua cổ tử cung.

+Rau tiền đạo bám mép: thấy mép dưới bánh rau bám tới lỗ trong cổ tử cung.

+Rau tiền đạo bán trung tâm: thấy bánh rau che lấp một phần lỗ trong cổ tử cung nhưng không che hết.

+Rau tiền đạo trung tâm: thấy bánh rau che lấp hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.

+Ngôi thai bất thường.

Chú ý không cố khám tìm rau vì gây chảy máu.

* Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Công thức máu: thiếu máu tùy theo lượng máu mất.
  • Siêu âm với bàng quang đầy để xác định vị trí bám của bánh rau:
  • Rau tiền đạo trung tâm: bánh rau bám hoàn toàn vào đoạn dưới tử cung và che lấp lỗ trong cổ tử cung.
  • Rau tiền đạo bám mép: mép bánh rau bám đến lỗ trong cổ tử cung.
  • Rau tiền bám bên, bám thấp: khoảng cách giữa mép dưới bánh rau đến lỗ trong cổ tử cung < 20mm.
  • Siêu âm rất có giá trị chẩn đoán trong trường hợp rau tiền đạo - rau cài răng lược với các hình ảnh sau: mất khoảng sáng sau rau tại vị trí rau bám, phổ Doppler màu thấy các mạch máu đi xuyên qua thành cơ tử cung hoặc bàng quang. Hình ảnh giả u bàng quang (bánh rau đẩy lồi vào lòng bàng quang).
  • Chụp MRI cũng xác định được rau tiền đạo cài răng lược nhưng độ nhạy thấp, hiện ít dùng do có sự phát triển của siêu âm chẩn đoán.
  • Soi bàng quang chỉ nên tiến hành khi nghi ngờ rau cài răng lược đâm xuyên cơ bàng quang và người bệnh có biểu hiện đái máu.

4. Phòng bệnh

- Khi không có kế hoạch sinh con cần sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn nhằm tránh có con ngoài ý muốn, hạn chế sử dụng các thủ thuật nạo, hút thai. Cần thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đẻ ít con. Thường xuyên khám và điều trị phụ khoa nhằm hạn chế viêm đường sinh dục…

- Khi có thai, cần thực hiện khám thai đầy đủ tại các cơ sở y tế gần nhất để phát hiện sớm những bất thường để xử lý kịp thời.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ