Sa dây dốn – Biến chứng sản khoa nguy hiểm

04:33 - 15/07/2020 Lượt xem: 304

Sa dây rốn là một cấp cứu sản khoa hàng đầu vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch máu […]

Sa dây rốn là một cấp cứu sản khoa hàng đầu vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch máu dây rốn. Nếu không lấy thai ra ngay, có khả năng thai bị chết trong vòng 30 phút.

1. Sa dây rốn là gì ?

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn nằm bên hoặc dưới ngôi thai.

Khi dây rốn sa xuống phần thai sẽ chèn ép lên dây rốn; gây ngưng dòng máu từ mẹ truyền qua thai, bé sẽ thiếu oxy; gây nguy hiểm đến bé và di chứng về vận động sau sinh.

Thông thường dây rốn bị sa khi ối đã vỡ nhưng cũng có trường hợp nguy hiểm hơn là dây rốn bị sa khi bọc ối vẫn còn nguyên. Sa dây rốn là tình trạng rất thường gặp với khoảng 1/10 ca sinh gặp phải. Tuy nhiên, đa số ở mức độ nhẹ nên không có gì nguy hiểm.

Có trường hợp sa khi bọc ối còn nguyên; dạng này ít nguy hiểm hơn là sa khi ối đã vỡ.

sa dây rốn nguy hiểm

2. Nguyên nhân xa dây rốn

Tình trạng này có thể xảy ra bởi nguyên nhân từ phía thai phụ, thai nhi hoặc ở phần phụ của thai:

      • Nguyên nhân từ thai phụ

Hầu hết là những người đã sinh nở nhiều lần khiến sự bình chỉnh của ngôi thai không tốt gây nên tình trạng ngôi bất thường; có khối u tiền đạo, khung xương chậu bị méo hoặc hẹp…

      • Nguyên nhân từ phía thai nhi

Thai nhi gặp tình trạng ngôi bất thường (ngôi ngang, ngôi ngược…) do ngôi thai không tì được vào cổ tử cung.

      • Nguyên nhân từ phần phụ của thai

Dây rốn dài bất thường, đa ối, rau bám thấp, ối vỡ đột ngột khiến dây rốn bị sa theo.

3. Làm sao phát hiện sớm sa dây rốn.

      • Thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ, có thể gặp lúc chưa chuyển dạ ( hiếm gặp ) hay lúc vào chuyển dạ ( thường gặp).
      • Lúc chưa vào chuyển dạ: Chủ yếu phát hiện qua siêu âm, đặc biệt là siêu âm Doppler mạch máu.
      • Lúc vào chuyển dạ:

Nếu ối chưa vỡ. Dây rốn được phát hiện khi khám âm đạo.

Nếu ối vỡ. Sản phụ có thể thấy dây rốn thò ra ngoài âm đạo kèm với nước ối, hay nhờ sự thăm khám âm đạo của nhân viên y tế.

4. Thai phụ cần làm gì khi bị sa dây rốn?

Khi cảm thấy có bất thường, mẹ bầu cần gọi xe cấp cứu ngay và thông báo khẩn cấp với nhân viên y tế về tình trạng của mình. Mẹ bầu không nên đẩy dây rốn trở lại vào trong, đồng thời nên tránh ăn uống trước khi sinh vì khả năng mẹ phải sinh mổ là rất cao để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Trong khi chờ xe cấp cứu đến, mẹ cần lưu ý, nên duy trì ở tư thế úp mặt xuống sàn nhà với đầu gối quỳ gập, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà để giảm rủi ro việc dây rốn bị chèn ép quá nhiều. Đặc biệt, đừng rặn đẻ trong tình huống này.

Tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới, cùng đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật, bất thường bánh rau đặc biệt là bệnh lý rau tiền đạo; rau cài răng lược từ đó đưa ra những chẩn đoán và định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập Tại đây hoặc liên hện qua zalo: 0342.318.318 để được hỗ trợ

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén