Siêu âm có phát hiện được tình trạng dây rốn thắt nút không ?

06:21 - 18/07/2020 Lượt xem: 545

Dây rốn chính là sự sống của bé khi còn trong bụng mẹ. Đây là bộ phận giúp vận chuyển oxy và dinh dưỡng đến thai nhi. Trường hợp dây rốn bị thắt nút là một bất thường, gây ảnh hưởng đến thai kỳ cả trong quá trình mang thai lẫn quá trình chuyển dạ. […]

Dây rốn chính là sự sống của bé khi còn trong bụng mẹ. Đây là bộ phận giúp vận chuyển oxy và dinh dưỡng đến thai nhi. Trường hợp dây rốn bị thắt nút là một bất thường, gây ảnh hưởng đến thai kỳ cả trong quá trình mang thai lẫn quá trình chuyển dạ. Vậy siêu âm thai có phát hiện được dây rốn thắt nút không ? Chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề này ở bài viết dưới đây nhé !

1. Siêu âm phát hiện dây rốn thắt nút

Chẩn đoán dây rốn thắt nút chủ yếu dựa vào siêu âm thai nhi Doppler màu và siêu âm 4D khi thấy dòng chảy dây rốn cuộn thành hình vòng tròn. Cần phân biệt với dây rốn thắt nút giả do sự dày lên của thạch Wharton hoặc phù nề mạch máu dây rốn; không gây nguy hại gì cho thai nhi trong thai kỳ và thời kỳ chuyển dạ. Ở giai đoạn sau, thông qua siêu âm Doppler động mạch rốn; động mạch não giữa thai nhi và đo biểu đồ tim thai; có thể giúp phát hiện biến chứng dây rốn thắt nút và suy thai để kịp thời cấp cứu.

dây rốn thắt nút

2. Nút thắt dây rốn hình thành từ bao giờ ?

Rất khó xác định chính xác thời điểm tạo thành hoặc hình ảnh dây rốn thắt nút trong thai kỳ của người mẹ. Vì không phải lúc nào vị trí thắt nút cũng thuận lợi cho hình ảnh trên máy siêu âm. Dây rốn thắt nút trong quá trình mang thai rất khó phát hiện; kể cả là qua quá trình siêu âm và thăm khám.

Vòng dây rốn có thể tạo thành từ rất sớm, lúc bé chỉ 9 – 12 tuần tuổi thai. Ở giai đoạn này, thể tích nước ối nhiều hơn thể tích thực mà thai nhi chiếm chỗ. Việc phòng tránh hiện tượng dây rốn thắt nút là điều rất khó; người mẹ chỉ có thể chẩn đoán thai nhi gặp phải hiện tượng dây rốn thắt nút bằng việc siêu âm 4D và ở những tuần đầu thai kỳ. Lúc này thai nhỏ và dây rốn chưa dài nên bác sĩ có thể nhận biết thông qua việc xác định dây rốn bị cuộn vòng tròn. Càng ở tuần thai lớn hơn thì dây rốn dài hơn và em bé cũng lớn hơn; rất khó nhận biết được dây rốn đang cuộn vòng tròn hay đang thắt nút.

3. Xử trí trường hợp dây rốn thắt nút

dây rốn thắt nút
Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm tránh biến chứng nguy hiểm dây rốn thắt nút

Khi đã phát hiện dây rốn thắt nút, không có cách nào có thể tháo nút thắt này ra; công tác điều trị lúc này chỉ tập trung cho sự an toàn của thai nhi. Đa số trường hợp phải mổ bắt con càng sớm càng tốt trước khi suy thai xảy ra. Nếu thắt nút dây rốn xảy ra trong quá trình chuyển dạ, thai nhi cần được giám sát; đo nhịp tim để phát hiện bất thường của nhịp tim thai. Hầu trường hợp dây rốn thắt nút cần phải sinh mổ, không thể sinh tự nhiên vì nguy cơ rất cao.

Có thể thấy, dây rốn thắt nút không có cách chữa cũng như phòng ngừa hiệu quả. Việc nhận biết thông qua sự theo dõi cử động thai đóng vai trò quyết định trong công tác cấp cứu dây rốn thắt nút. Đã có rất nhiều trường hợp cấp cứu thành công dây rốn thắt nút song cũng có vô số trường hợp đáng tiếc xảy ra; vì vậy thai phụ không nên lơ là, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.

Việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ đúng hẹn là điều quan trọng cần thực hiện và theo dõi cử động thai mỗi ngày, đặc biệt là đối với những thai gần đến ngày dự sinh. Trường hợp may mắn, sản phụ có thể cảm thấy bất thường và khám kịp thời, bác sĩ chẩn đoán chính xác dây rốn thắt nút và quyết định mổ bắt con nhanh chóng.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới, cùng đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật, bất thường bánh rau, dây rốn từ đó đưa ra những chẩn đoán và định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập Tại đây hoặc liên hện qua zalo: 0342.318.318 để được hỗ trợ

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén