Tăng huyết áp ảnh hưởng như thế nào đối với thai kỳ

14:20 - 02/12/2021 Lượt xem: 492 Tác giả: Thanh Nga

Tăng huyết áp thai kỳ (PIH) xảy ra ở khoảng 5-10% phụ nữ mang thai. Tăng huyết áp khi mang thai nếu không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tiền sản giật, sản giật, thai nhi có nguy cơ chết lưu hoặc sinh non. Vậy thai phụ cần lưu ý gì để phòng chứng cao huyết áp khi mang thai?

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số: huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hay là chỉ số trên), bình thường từ 90-139 mmHg và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hay chỉ số dưới), bình thường từ 60-89 mmHg.
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg, nghĩa là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90 mmHg.

Tăng huyết áp thai kỳ (tiếng Anh là Pregnancy-Induced Hypertension) là hiện tượng tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về mức bình thường 6 tuần sau sinh. Huyết áp mang bầu cao ở mức độ nhẹ vào khoảng 140-159/90-109 mmHg, mức độ nặng khi ≥160/100 mmHg

2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

  • Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không khoa học, thai phụ ăn quá mặn;
  • Thai phụ không hoạt động thể chất, không dưỡng thai đúng cách;
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi;
  • Thai phụ mắc bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý liên quan dẫn đến biến chứng cao huyết áp khi mang thai.

3. Triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ

Mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau và một bệnh nhân bị tăng huyết áp thai kỳ cũng có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cao huyết áp
  • Thiếu hoặc có protein trong nước tiểu (để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
  • Phù (sưng)
  • Tăng cân đột ngột
  • Thay đổi thị giác như mờ hoặc nhìn đôi
  • Buồn nôn ói mửa
  • Đau bụng bên phải hoặc đau thượng vị.
  • Đi tiểu ít
  • Thay đổi xét nghiệm chức năng gan hoặc thận.

 4. Tăng huyết áp khi mang bầu có nguy hiểm không? 

huyết áp khi mang thai

Hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào thời gian mang thai cũng như mức tăng huyết áp của thai phụ. Tình trạng huyết áp trong thai kỳ càng cao, xuất hiện sớm thì nguy cơ thai phụ và thai nhi gặp biến chứng nguy hiểm càng lớn.
Đối với thai phụ, huyết áp lên cao trong thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Tiền sản giật: Thống kê cho thấy, 25% phụ nữ khi mang thai bị huyết áp cao đều có nguy cơ tiền sản giật, 5 – 8% các trường hợp sản giật tử vong. 
  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ sau sinh, khả năng hồi phục sau sinh chậm.
  • Dễ gặp tình trạng cao huyết áp ở những lần mang thai tiếp theo.
  • Có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như tim mạch, thận…

Đối với thai nhi có mẹ mắc hội chứng tăng huyết áp thai kỳ:

  • Chậm phát triển hoặc chết lưu: Thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ khiến bé chậm phát triển, không đạt cân nặng trung bình theo tiêu chuẩn, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến hiện tượng thai lưu khi còn trong bụng mẹ.
  • Sinh non: Mặc dù đã được điều trị nhưng một số trường hợp thai phụ bị huyết áp cao hoặc sản giật có thể cần sinh sớm hơn để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Những em bé sinh non, không đủ sức khỏe có nguy cơ tử vong cao.

5. Điều trị tăng huyết áp thai kỳ

Điều trị cụ thể cho tăng huyết áp thai kỳ sẽ được xác định bởi bác sĩ của bạn dựa trên các cơ sở:

  • Mang thai, tuổi thai, sức khỏe tổng thể và lịch sử y tế của bạn
  • Mức độ của bệnh
  • Khả năng đáp ứng của bạn đối với thuốc, hoặc liệu pháp cụ thể

Tăng huyết áp thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm đến cả mẹ và bé, vì thế ngay khi biết mang thai, các bà mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tầm soát và tư vấn điều trị hợp lý nếu có phát hiện tăng huyết áp thai kỳ.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?