Thế nào là cơn chuyển dạ giả - Phòng khám 43 Nguyễn Khang

14:53 - 25/08/2021 Lượt xem: 559 Tác giả: Thu Hoàng

Chuyển dạ giả là sự xuất hiện của các cơn đau, co thắt tử cung được gọi là cơn gò Braxton Hicks. Đây giống như một cơn gò tử cung bình thường, được mô tả như sự thắt chặt bụng hay bị nhầm với các cơn chuyển dạ thật gây ra sự hoảng loạn cho các sản phụ.  

Chuyển dạ giả có các biểu hiện khá giống với chuyển dạ thật, nhưng chúng không phải là các dấu hiệu sắp sinh thông thường. Rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa 2 cơn chuyển dạ này. Thai phụ có thể gặp những cơn gò dạng này ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Đây có thể được xem như “bước đệm” cho thấy giai đoạn chuyển dạ thật sắp diễn ra. Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm về việc sinh nở, hãy để ý những dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng này để không quá lo lắng.

1. Thế nào là cơn chuyển dạ giả?

Chuyển dạ giả là sự xuất hiện của các cơn đau, co thắt tử cung được gọi là cơn gò Braxton Hicks. Đây giống như một cơn gò tử cung bình thường, được mô tả như sự thắt chặt bụng hay bị nhầm với các cơn chuyển dạ thật gây ra sự hoảng loạn cho các sản phụ.

Nhưng chuyển dạ giả khác với chuyển dạ thật ở chỗ nó không gây sự giãn nở tử cung và không kéo dài hay lặp lại với một tần suất đều đặn và cường độ mạnh. Chuyển dạ giả chỉ xảy ra ở một số sản phụ chứ không phải tất cả các sản phụ đều trải qua cơn đau của chuyển dạ giả.

2. Nguyên nhân gây ra các cơn gò chuyển dạ giả

Nguyên nhân chính xác của các cơn gò chuyển dạ giả vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng một số hoạt động của thai phụ có thể khiến em bé trong bụng mẹ căng thẳng. Những cơn co thắt diễn ra nhằm giúp tăng lưu lượng máu đến nhau thai, đồng thời cung cấp cho em bé nhiều oxy hơn.

Các nguyên nhân cụ thể dẫn tới cơn gò Braxton Hicks bao gồm:

  • Mất nước: Phụ nữ mang thai cần 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Việc không nạp đủ lượng nước có thể khiến các cơn chuyển dạ giả xuất hiện với tần suất dày hơn.
  • Hoạt động quá sức: Cơn chuyển dạ giả có nguy cơ xuất hiện vào cuối ngày nếu bạn phải đứng quá lâu trong ngày hoặc vận động quá sức.
  • Hoạt động tình dục: Khi bạn đạt cực khoái, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone tên là oxytocin. Hormone này làm cho các cơ, chẳng hạn như tử cung, co lại. Ngoài ra, tinh dịch có chứa prostaglandin cũng có khả năng gây ra các cơn co thắt tử cung.
  • Bàng quang đầy: Bàng quang đầy sẽ tạo áp lực lên tử cung, gây nên các cơn co thắt tử cung hoặc chuột rút.

chuyển dạ giả

3. Dấu hiệu của chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả có những tính chất không giống với chuyển dạ thật. Các chị em cần bình tĩnh để xem xét đó có phải là một cơn chuyển dạ giả hay không. Các dấu hiệu để nhận biết:

  • Cơn chuyển dạ giả, ban đầu mẹ sẽ không có cảm giác đau, nhưng càng về sau, tuổi thai lớn mẹ sẽ có cảm giác đau nhẹ, đặc tính của cơn gò Braxton Hicks là gò từng cơn không đều đặn, đôi khi co thắt có thể gây cho mẹ đau bụng, nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau.
  • Các cơn chuyển dạ giả không kèm theo các triệu chứng: vỡ ối,… của cơn chuyển dạ thật.
  • Trong một ngày có thể có 3 - 4 cơn gò, nhưng cũng có khi ít hơn.
  • Trong cơn gò Braxton Hicks không cần phải dùng thuốc.

4. Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh?

Không thể xác định chính xác bao lâu sau chuyển dạ giả thì em bé chào đời. Bởi lẽ, cơn gò Braxton Hicks không phải là dấu hiệu của một ca sinh nở. Như đã nói ở trên, tình trạng này có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ tuần thai thứ 6, 7 cho đến tháng thứ 8, 9. Việc bạn cần làm là không nhầm lẫn giữa dấu hiệu chuyển dạ thật – chuyển dạ giả để có cách ứng phó phù hợp.

5. Cần làm gì để giảm các cơn đau do chuyển dạ giả

Để giảm bớt được sự đau đớn do các cơn chuyển dạ giả, đầu tiên bạn cần chuẩn bị một tinh thần thật tốt, không quá lo lắng và sợ hãi. Việc chuẩn bị một tinh thần thật tốt không chỉ để đối phó với các cơn đau do chuyển dạ giả. Mà còn là phương pháp tốt để vượt qua cơn đau của việc sinh thật và tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé.

Để giảm bớt cơn đau tức thì, hãy thử một số cách dưới đây:

  • Đứng lên là di chuyển, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp đẩy lùi cơn đau một cách hiệu quả.
  • Sau khi vận động hãy nghỉ ngơi hoặc ngủ một chút.
  • Thử các biện pháp thư giãn như tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ.
  • Uống đủ nước.
  • Massage thư giãn.

6. Khi nào cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ

Nếu bạn cảm thấy không thể phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển dạ thật hoặc phát hiện thấy những dấu hiệu khác lạ thì hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, đối với những trường hợp dưới đây bạn cần phải đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì đây là những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.

  • Tình trạng xuất huyết ở âm đạo xảy ra bất thường.
  • Nước ối bị rò rỉ liên tục hoặc bị vỡ.
  • Các cơn đau, co thắt mạnh xảy ra cách nhau mỗi 5 phút trong vòng 1 giờ.
  • Những chuyển động bất thường của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Nếu thai chưa được 37 tuần tuổi nhưng lại xuất hiện các cơn co thắt bất thường.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa