Thiếu máu sau sinh và cách khắc phục

16:56 - 13/07/2022 Lượt xem: 595 Tác giả: Thu Hoàng

Sau khi đón em bé chào đời, các mẹ vô cùng bận rộn với việc chăm con và thường sẽ quên mất bản thân. Việc bỏ bê bản thân không được chăm sóc tốt sau sinh khiến sức khỏe mẹ không được phục hồi có thể dẫn tới một vài biến chứng, trong đó có thiếu máu sau sinh.

1. Thế nào là thiếu máu sau sinh

Thiếu máu sau sinh là tình trạng thiếu máu thiếu sắt mãn tính sau sinh, khi nồng độ hemoglobin dưới 110 g / L sau một tuần sau sinh và dưới 120 g / L sau tám tuần sau sinh.

Thiếu máu phát triển trong 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Nồng độ sắt trong tủy xương bắt đầu cạn kiệt, làm giảm tổng lượng sắt trong máu và không có triệu chứng cụ thể nào xuất hiện trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn hai: Các tác dụng phụ của tình trạng thiếu máu bắt đầu xuất hiện. Cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hơn và xuất hiện tình trạng đau đầu. Sự thiếu hụt này có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu. Cũng trong giai đoạn này, việc sản xuất huyết sắc tố bắt đầu bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn ba: Nồng độ huyết sắc tố giảm mạnh hơn nữa gây nên tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Các triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng hơn như mệt mỏi, kiệt sức cực độ…

thiếu máu sau sinh

2. Nguyên nhân của tình trạng thiếu máu sau sinh

Chế độ ăn uống nghèo nàn, đồng thời không cung cấp đủ hàm lượng sắt theo nhu cầu khuyến nghị. Với mẹ bầu nhu cầu sắt khuyến nghị hàng ngày thường khoảng 27 mg/ngày. Khi người phụ nữ không được bổ sung đủ sắt trước và trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu đặc biệt thiếu máu do thiếu sắt sau sinh.

Mất máu sau sinh: Việc ra máu nhiều trong khi sinh (trên 500 ml) có thể làm cạn kiệt lượng sắt dự trữ của cơ thể và dẫn đến thiếu máu sau sinh. Mất máu càng nhiều thì nguy cơ bị thiếu máu của mẹ càng cao.

Bị bệnh đường ruột: Trong trường hợp rối loạn đường ruột như bệnh viêm ruột hay sự xuất hiện của giun… sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu lượng sắt cần thiết.

3. Biểu hiện của thiếu máu sau sinh

  • Cơ thể của mẹ bỉm lúc nào cũng ở trạng thái mệt mỏi, đuối sức, da xanh nhợt nhạt.
  • Mẹ bỉm có thể cảm thấy khó thở và chóng mặt hoặc thường xuyên cảm thấy đau nhức đầu, tâm trạng thất thường.
  • Tim đập loạn nhịp hoặc hệ miễn dịch suy yếu, tinh thần luôn bị căng thẳng, áp lực và cáu gắt.
  • Sữa mẹ giảm cả về số lượng và chất lượng khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển.
  • Mẹ bỉm có thể giảm ham muốn tình dục trong chuyện chăn gối.

Mẹ có thể gặp tất cả những triệu chứng này cùng một lúc hoặc không nhưng nếu gặp bất cứ triệu chứng nào không kiểm soát được, mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm nhé.

4. Thiếu máu sau sinh có ảnh hưởng đến việc cho con bú

Thiếu máu sau khi sinh sẽ gây ảnh hưởng đến việc không đủ nguồn sữa cho em bé, làm giảm thời gian cho con bú và có thể dẫn đến việc phải cai sữa sớm. Việc cai sữa sớm cũng dẫn đến khả năng tăng cân chậm ở trẻ. Khoảng 22% các mẹ mang thai lần đầu bị thiếu máu sau sinh, với mức độ huyết sắc tố dưới 10g/l.

thiếu máu sau sinh

5. Cách khắc phục thiếu máu sau sinh

Để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt sau sinh có thể được thực hiện bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống của mẹ bỉm để nhằm cung cấp đầy đủ hàm lượng sắt theo nhu cầu khuyến nghị. Mẹ nên chọn và bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng sắt phong phú.

Mẹ nên bổ sung thực phẩm vitamin C sẽ giúp việc hấp thu sắt tốt hơn. Và giảm lượng trà vì trong trà có một thành phần được gọi là tanin làm ngăn cản quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Nếu mẹ bỉm được bác sĩ chẩn đoán xác định nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt thì cần được bổ sung sắt bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp thiếu hụt sắt nghiệm trọng có thể được bác sĩ chỉ định tiêm tĩnh mạch.

Với những phụ nữ gặp các vấn đề liên quan đến tuần hoàn do mất máu có thể thực hiện truyền máu để cải thiện chất lượng máu.

Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể cải thiện lưu lượng máu trong thời kỳ sau sinh. Giữ lượng nước nhất định trong cơ thể cũng có thể ngăn ngừa các cục máu đông và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu chất bổ sung sắt gây đầy hơi thì chất lỏng có thể giúp giải quyết vấn đề này. Các chị em cần bổ sung khoảng hơn 3 lít nước mỗi ngày trong thời gian sau sinh.

Nguy cơ nhiễm trùng có thể tăng lên khi thiếu máu làm giảm mức độ miễn dịch trong cơ thể. Trong trường hợp phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào dù là nhỏ nhất, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ và dùng thuốc kháng sinh nếu thực sự cần thiết.

Dù bận rộn thì mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và vận động hợp lí để giúp cơ thể khỏe mạnh nhé.

Nếu các mẹ được chẩn đoán thiếu máu sau sinh thì hãy thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết để các bác sĩ có thể xác định được tình trạng và thực hiện các bước điều trị cần thiết nhất. Nếu nồng độ sắt tiếp tục giảm thì bác sĩ có thể chỉ định việc tiêm sắt hay truyền máu,…

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

 

 

 

Bài viết liên quan

Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 2)
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)
Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được
LƯU Ý NHỮNG NGÀY GẦN SINH VÀ SAU SINH CHO MẸ BẦU