Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?

02:11 - 14/08/2020 Lượt xem: 342

Tiêm phòng HPV – phòng ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ.  Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới và xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong […]

Tiêm phòng HPV – phòng ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ.  Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới và xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu.

1. Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?

Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới nằm trong độ tuổi 9 – 26, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không đang điều trị các bệnh cấp tính… đều đủ điều kiện tiêm vắc xin này.

Tất cả chị em nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng

2. Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV

Nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như:

      • Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng
      • Sốt nhẹ
      • Nổi mề đay
    • Tiêm phòng HPV
      • Đau đầu
      • Mệt mỏi
      • Đau cơ
      • Đau khớp
      • Buồn nôn và nôn
      • Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy
      • Quá mẫn…

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này.

Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác.

4. Khả năng nhiễm bệnh khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Một thực tế cho thấy virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê thì có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.

Tiêm phòng HPV

Virus HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, tạo nên các biến đổi của tế bào và diễn tiến này kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn. Do đó, việc phát hiện sớm bằng tế bào học, xét nghiệm tầm soát là cần thiết, giúp tăng khả năng dự phòng, điều trị sớm tổn thương cổ tử cung nhằm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh và nghiên cứu triển khai vắc xin phòng ngừa Human Papilloma virus ở phụ nữ trẻ tuổi.

Nếu chưa tiêm vắc xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:

      • Quan hệ tình dục không an toàn
      • Quan hệ tình dục đồng giới
      • Quan hệ nhiều bạn tình
      • Tiếp xúc với mụn cóc
      • Có hệ miễn dịch bị suy giảm
      • Dinh dưỡng kém.

5. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?

Khi có dự định lập gia đình, phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Nếu có thai khi đang tiêm vắc xin thì sẽ tạm hoãn lịch tiêm, hoàn tất lịch tiêm tiếp tục sau khi sinh con.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang