Tìm hiểu về vấn đề chuyển dạ - Phòng khám 43 Nguyễn Khang

11:15 - 24/08/2021 Lượt xem: 395 Tác giả: Thu Hoàng

Chuyển dạ là quá trình sinh lí diễn ra bình thường ở phụ nữ mang thai chuẩn bị “vượt cạn” Gần đến ngày dự sinh, việc tìm hiểu các dấu hiệu cũng như giai đoạn chuyển dạ sẽ giúp bạn cảm thấy vững tin cho quá trình sinh nở sắp tới.

Chuyển dạ là quá trình sinh lí diễn ra bình thường ở phụ nữ mang thai chuẩn bị “vượt cạn” Gần đến ngày dự sinh, việc tìm hiểu các dấu hiệu cũng như giai đoạn chuyển dạ sẽ giúp bạn cảm thấy vững tin cho quá trình sinh nở sắp tới.

chuyển dạ

1. Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình em bé rời khỏi tử cung của mẹ để ra ngoài. Bạn chính thức bước vào giai đoạn chuyển dạ khi những cơn gò xuất hiện với cường độ và tần suất tăng dần. Những cơn gò này giúp đẩy em bé ra khỏi tử cung. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn ra (mở ra), tạo điều kiện cho em bé chào đời qua ngả âm đạo của mẹ.

  • Chuyển dạ sinh đủ tháng khi tuổi thai từ 38 – 42 tuần (trung bình là 40 tuần, là ngày sinh dự kiến), khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập khỏe mạnh ngoài tử cung.
  • Sinh non khi tuổi thai từ 22 – 37 tuần, thai nhi có thể sống được.
  • Sinh già tháng khi tuổi thai ≥ 42 tuần.

Chẩn đoán sự chuyển dạ không chính xác có thể dẫn đến sự lo lắng cho chính mẹ bầu cùng người thân hoặc xử trí can thiệp không cần thiết làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của mẹ và con.

2.Dấu hiệu chuyển dạ

  • Bung nút nhầy:

Trong thời kỳ mang thai, chất nhầy tiết ra dày đặc, chặn lỗ cổ tử cung để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Vào cuối tam cá nguyệt thứ ba, nút này có thể bị đẩy vào bên trong âm đạo. Thế nên, bạn sẽ nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Dịch có màu trong suốt, hồng hoặc lẫn máu. Hiện tượng này thường xảy ra trước chuyển dạ vài ngày hoặc ngay khi bắt đầu giai đoạn chuyển dạ.

  • Xuất hiện nhiều cơn co tử cung:

Gần tới ngày sinh, mẹ bầu có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Các cơn co chuyển dạ thường mạnh, lặp đi lặp lại và liên tục. Bạn có thể bấm giờ, khi các cơn co cách nhau từ 5 – 7 phút trong ít nhất 1 trong tiếng tức là bạn đang chuyển dạ.

  • Vỡ ối

Túi chất lỏng bao quanh em bé có thể bể ra bất cứ lúc nào trong quá trình chuyển dạ. Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu.

3. Các giai đoạn chuyển dạ

Giai đoạn 1: Giai đoạn mở – Xóa, mở cổ tử cung

Giai đoạn đau hạ thấp tử cung, lúc này mức độ các cơn đau co thắt tử cung ngày càng tăng mạnh và cổ tử cung cũng bắt đầu được giãn ra. Có thể nói rằng đây là giai đoạn kéo dài nhất gây đau đớn, vất vả nhất mà người mẹ nào cũng cần phải trải qua trong quá trình sinh con. Thời gian của các cơn co thắt cách nhau 1 – 2 phút.

Các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện ở các vị trí như vùng bụng, đau lưng dưới, đau tức tầng sinh môn, chân tay run rẩy, nóng lạnh thất thường. Đây là giai đoạn bắt đầu, thường là giai đoạn dài nhất. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ phải mở ra được từ 9 -10 cm. Các cơn đau đẻ thường được ngắt quãng, kéo dài.

Giai đoạn 2: Giai đoạn đẩy bé ra – Sổ thai nhi

Khi cổ tử cung đã được giãn nở đến mức nhất định cùng với sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa thì thai nhi sẽ được lấy ra ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt. Đau mở tử cung báo hiệu sinh nở. Đối với những mẹ mang thai lần đầu đẻ thường, thời gian rặn đẻ là 1 tiếng đồng hồ còn đối với trường hợp mang thai lần thứ 2 sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên ở giai đoạn này vẫn diễn ra các cơn đau co thắt nhưng mức độ đã giảm hơn so với ở giai đoạn 1. Giai đoạn 2 của ca sinh nở bắt đầu khi cổ tử cung đã mở ra hoàn toàn và kết thúc bằng sự kiện mà bà bầu mong đợi từ lâu: Em bé chào đời.

Giai đoạn 3: Giai đoạn sau sinh – Sổ nhau thai

Giai đoạn 3 của một ca sinh nở kéo dài từ lúc em bé ra đời cho đến khi cho ra nhau thai cùng với dây rốn. Giai đoạn này mẹ sẽ đau thúc dồn dập để đẩy em bé ra. Khi em bé đã chào đời thì cổ tử cung vẫn tiếp tục co bóp để nhau thai bong ra khỏi thành tử cung và được đẩy ra từ đường âm đạo. Lúc này mức độ đau chỉ như các cơn đau bụng ở chu kỳ kinh nguyệt, việc cần làm của các mẹ là cố rặn để đẩy hết nhau thai ra ngoài. Như vậy là hoàn tất quá trình chuyển dạ, vượt cạn an toàn.

4. Dấu hiệu nên nhập viện sớm

Cơn co thắt ở mỗi người mẹ là khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để nhận biết chính xác dấu hiệu bạn nên nhập viện. Tuy nhiên, bác sĩ Diamond khuyên rằng những trường hợp sau, người mẹ nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

  • Người mẹ sinh bé lần đầu, những cơn co thắt xảy ra 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Nhìn chung, những thai phụ sinh con đầu lòng bao giờ cũng có thời gian chuyển dạ dài hơn so với bà mẹ sinh con lần 2.
  • Cường độ của những cơn co thắt mỗi lúc mỗi mạnh hơn, đến mức người mẹ không chịu đựng nổi.
  • Người mẹ mang thai dưới 37 tuần và xuất hiện những cơn co thắt dồn dập.
  • Người mẹ không còn nhận thấy cảm giác thai nhi cử động sau những cơn co thắt.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn. 

 

 

 

Bài viết liên quan

Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng