Tinh hoàn ẩn có thể gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời

03:34 - 26/09/2020 Lượt xem: 327

Trẻ có tinh hoàn ẩn nếu không được điều trị có thể gặp các nguy cơ như ung thư tinh hoàn, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu. 1. Tinh hoàn ẩn là gì? […]

Trẻ có tinh hoàn ẩn nếu không được điều trị có thể gặp các nguy cơ như ung thư tinh hoàn, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu.

1. Tinh hoàn ẩn là gì?

Thông thường, tinh hoàn nằm ở bìu. Khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như lỗ bẹn nông; lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn.

Đây là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.

Bệnh lý này cần được phát hiện sớm ngay từ sau khi chào đời, được theo dõi sát và có chỉ định điều trị đúng thời gian cần thiết để tinh hoàn có chức năng sinh sản, nội tiết và tránh nguy cơ ung thư sau này.

2. Tinh hoàn ẩn khác với tinh hoàn lạc chỗ

tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn lạc chỗ ngoài bìu có thể nằm bất cứ chỗ nào như ở mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn do trong khi di chuyển đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường.

Tinh hoàn ẩn được xác định nằm trên đường di chuyển như trong thời kỳ phôi thai; có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu…

Điều cần lưu ý là người bị tinh hoàn ẩn có thể mắc các dị dạng khác, nhất là đối với thể ẩn cả 2 bên có thể gặp những rối loạn bệnh lý nhiễm sắc thể giới tính, tật ái nam ái nữ hoặc kèm theo dị dạng ở đường tiết niệu như tật lỗ đái thấp, suy tuyến sinh dục…

 3. Những đối tượng có nguy cơ mắc 

      • Yếu tố cân nặng: đối với những bé trai nặng dưới 0,9 kg khả năng mắc tinh hoàn ẩn là 100%
      • Trẻ bị sinh non: đối với trẻ sinh đủ tháng tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3 % và 30% là tỷ lệ mắc bệnh khi trẻ sinh thiếu tháng
      • Gia đình có người bị mắc hoặc bị các vấn đề về phát triển các cơ quan sinh dục.
      • Những trẻ bị các bệnh lý thai nhi chẳng hạn như hội chứng Down;…gây ngăn cản các yếu tố tăng trưởng về bộ phận sinh dục.
      • Phụ nữ mang bầu sử dụng rượu trong thời gian mang thai, hoặc là hút thuốc trực tiếp hay gián tiếp; mắc bệnh béo phì, đái tháo đường cả hai type, có thể là đái tháo đường thai kỳ.
      • Bố mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại có trong thuốc trừ sâu; thuốc diệt cỏ cũng nhiều loại thuốc có hại khác.

4. Nguy cơ gây vô sinh 

Trong trường hợp bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn cả hai bên thì nguy cơ vô sinh rất cao. Những đối tượng này thường có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng.

Thậm chí, có những người còn không thể quan hệ tình dục được do thiếu hụt trầm trọng các hormone nội tiết tố. Đồng thời thể trạng của nam giới bị tinh hoàn ẩn thường rất yếu; ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nếu bệnh nhân chỉ bị ẩn tinh hoàn một bên thì vẫn có khả năng có con. Tuy nhiên, những bệnh nhân này vẫn có nhiều rủi ro do có nguy cơ bị ung thư bên tinh hoàn ẩn và có thể bị phối hợp thêm các dị tật bẩm sinh khác như teo tinh hoàn, viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn. Nhiều dị tật bẩm sinh làm tăng nguy cơ vô sinh hơn cho người bệnh.

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang