Tổng hợp thắc mắc của mẹ bầu về vấn đề nha khoa khi mang thai

02:17 - 24/05/2021 Lượt xem: 310

Vấn đề nha khoa không phải là điều quá phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mẹ bầu gặp rắc rối trong vấn đề răng miệng. Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc của mẹ bầu về vấn đề này.

1. Tôi nghe nói rằng cứ mang thai một lần, thai phụ sẽ rụng một chiếc răng. Điều đó có đúng không?

Không. Đó chỉ là lời đồn đại. Mọi người thường cho rằng nếu bào thai đang phát triển nhưng không nhận đủ canxi thì bào thai sẽ hấp thụ canxi từ răng của người mẹ. Điều này hoàn toàn không đúng. Nếu bạn có thói quen chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách; bạn sẽ không lo bị sâu răng hoặc rụng răng trong thai kỳ cũng như trong mọi thời điểm khác.

2. Tôi nên chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình như thế nào khi đang mang thai?

Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng với nhiều protein, canxi và vitamin A, C và D. Chải răng hai lần một ngày, ít nhất hai phút mỗi lần. Sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluoride. Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng ít nhất một lần một ngày. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu. Thai phụ cũng nên sử dụng nước súc miệng giúp làm giảm độ axit (pH) trong miệng.

3. Đi thăm khám nha khoa trong thai kỳ có an toàn hay không?

Cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe răng miệng là thăm khám nha khoa trước khi có thai để kiểm tra và vệ sinh răng miệng. Cũng nên điều trị bệnh nha chu trước khi mang thai.

Trong thai kỳ, 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian tốt nhất để chăm sóc nha khoa định kỳ. Nếu có thể, hãy tránh các liệu trình phức tạp như phục hình răng và phẫu thuật răng cho đến sau khi sinh bé.

Trong 3 tháng đầu tiên, hệ thống các cơ quan nội tạng của thai nhi đang phát triển; thai nhi rất nhạy cảm với những ảnh hưởng từ môi trường. Trong nửa sau 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non; vì tử cung rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Ngoài ra, khi gần cuối thai kỳ, thai phụ có thể cảm thấy không thoải mái khi phải ngồi trên ghế của nha sĩ. Sau khoảng 20 tuần mang thai, phụ nữ không nên nằm ngửa trong thời gian rất dài. Việc này có thể gây áp lực lên các mạch máu lớn và gây ra những thay đổi trong việc lưu thông máu.

4. Tôi nên làm gì khi phải điều trị nha khoa khẩn cấp trong khi mang thai?

Thai phụ vẫn nên điều trị nếu cần thiết để giảm đau; ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc giảm căng thẳng cho thai phụ và thai nhi. Nha sĩ của thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh nếu nha sĩ có thắc mắc về an toàn của các loại thuốc hoặc thuốc gây mê. Điều này hiếm khi cần thiết với những thai kỳ bình thường.

5. Tôi có thể uống thuốc nha khoa khi đang mang thai hay không?

Tốt nhất, bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, đôi khi đơn giản là không thể thực hiện điều này vì lợi ích của một loại thuốc lớn hơn những rủi ro khi sử dụng. Hầu hết các loại thuốc nha khoa phổ biến có thể được sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, nên tránh một số loại thuốc – như thuốc an thần và một số loại thuốc kháng sinh.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phân loại nhiều loại thuốc kê toa theo mức độ rủi ro khác nhau đối với thai nhi. Có năm loại chính: A, B, C, D và X. Thuốc loại A dành cho phụ nữ mang thai là an toàn nhất. Acetaminophen (Tylenol) và penicillin nằm trong danh mục này. Thuốc loại X được cho là có hại cho thai nhi.

Hãy luôn trao đổi với nha sĩ về bất kỳ loại thuốc mà nha sĩ kê toa cho bạn trong khi đang mang thai. Nếu nha sĩ cần kê toa một loại thuốc như thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị đau răng, nha sĩ thường sẽ trao đổi với bác sĩ sản khoa của bạn.

6. Sử dụng phương pháp chụp X-quang nha khoa khi tôi đang mang thai có an toàn hay không ?

Những tiến bộ công nghệ đã làm cho phương pháp chụp X-quang nha khoa trở nên an toàn hơn rất nhiều. Phương pháp chụp X-quang kỹ thuật số phát ra ít bức xạ hơn nhiều so với các phương pháp cũ sử dụng phim X-quang. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng tạp dề chì sẽ bảo vệ bạn và thai nhi khỏi ảnh hưởng của phóng xạ. Sau ba tháng đầu tiên của thai kỳ, khả năng chụp X-quang gây ảnh hưởng tiêu cực sẽ thấp hơn 3 tháng đầu.

7. Tôi có thể sử dụng thuốc nha khoa khi cho con bú hay không?

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng hầu hết các loại thuốc kê toa sẽ không có tác dụng phụ đối với nguồn sữa; hoặc sức khỏe của trẻ sơ sinh. Thuốc nha khoa ít có khả năng ảnh hưởng đến bé. Một số yếu tố, như tình trạng sức khỏe và tuổi tác, ảnh hưởng đến việc thuốc được đào thải khỏi cơ thể bé trong bao lâu.

Để giảm thiểu rủi ro, chỉ nên sử dụng thuốc sau khi bé bú xong. Sau đó, hãy cố gắng tránh cho bé bú trong ít nhất bốn giờ hoặc lâu nhất có thể. Điều này sẽ giảm thiểu lượng thuốc mà bạn uống đi vào sữa mẹ. Hầu hết các loại thuốc đạt nồng độ tối đa trong sữa mẹ trong vòng một hoặc hai giờ sau khi bạn uống thuốc.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?