Xét nghiệm beta HCG là gì và khi nào nên thực hiện?

07:43 - 24/06/2020 Lượt xem: 355

Xét nghiệm Beta HCG là một loại xét nghiệm phản ánh gián tiếp tình trạng sức khỏe của bào thai. Tuy nhiên, bản chất của nồng độ beta HCG là gì, ý nghĩa của việc định lượng HCG như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy hãy cùng tìm hiểu thông tin qua […]

Xét nghiệm Beta HCG là một loại xét nghiệm phản ánh gián tiếp tình trạng sức khỏe của bào thai. Tuy nhiên, bản chất của nồng độ beta HCG là gì, ý nghĩa của việc định lượng HCG như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

1. HCG là gì?

Trong bụng mẹ, bào thai được nuôi dưỡng nhờ vào bánh nhau thông qua dây rốn. Bánh nhau có nhiệm vụ làm hàng rào trao đổi chất giữa cơ thể mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bánh nhau còn có chức năng nội tiết bằng cách bài tiết ra các hormone điều hòa quá trình mang thai.

Một trong các loại hormone đó là HCG (Human Chorionic Gonadotropin). Đây là hormone có bản chất peptid, được tiết ra từ hợp bào nuôi, có vai trò kích hoạt các tế bào mầm của bào thai phát triển và trưởng thành. Đồng thời, HCG còn giúp kích thích tiết ra hormone sinh dục, hình thành giới tính của thai nhi.

2. Xét nghiệm Beta HCG là gì?

Theo nghiên cứu, xét nghiệm beta hCG có thể định lượng được chính xác nồng độ hCG trong máu, nhưng có một số trường hợp chỉ kiểm tra xem có xuất hiện sự tồn tại của hormone trong cơ thể hay không. hCG là hormone tạo thành từ chính nhau thai trong suốt thai kỳ.

Xét nghiệm beta có thể được sử dụng để kiểm tra người phụ nữ có mang thai hay không
Xét nghiệm beta có thể được sử dụng để kiểm tra người phụ nữ có mang thai hay không

Người ta sử dụng xét nghiệm beta nhằm kiểm tra người phụ nữ có đang mang thai hay không, ngoài ra đây cũng có thể là một phần của xét nghiệm tầm soát nhằm tìm dị tật bẩm sinh trong thai kỳ.

Chú ý rằng hormone hCG vẫn có thể tồn tại trị số bất thường do một số khối u trong cơ thể, đặc biệt là những khối u có nguồn gốc từ trứng hoặc tinh trùng (có thể là u tế bào mầm).

Nồng độ hCG trong cơ thể phụ nữ sẽ cho biết tình trạng:

    • Thai trứng. Tình trạng này xuất hiện sau khi trứng thụ tinh. Thông thường, trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai và có các thành phần như gai nhau, túi ối, nhau. Tuy nhiên, với trường hợp thai trứng, trứng chỉ phát triển thành một nang. Phần gai nhau sẽ bị thoái hóa dần dần; sưng to lên và trở thành túi dịch dính chùm vào nhau giống trứng ếch.

    • Khối tăng sinh trở nên bất thường trong tử cung của người phụ nữ.

    • Ung thư tử cung.

Xét nghiệm này thường không được áp dụng đối với những phụ nữ đang trong thai kỳ ổn định mà thường được tiến hành sau khi bị sảy thai để đảm bảo rằng người bệnh không bị thai trứng. Ngoài ra, đối với nam giới, xét nghiệm beta cũng được sử dụng để đo nồng độ hCG; nhằm giúp tìm kiếm ung thư tinh hoàn.

3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm beta?

Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán làm thủ tục xét nghiệm beta khi:

    • Kiểm tra bạn có thai hay không.

    • Sử dụng để tìm thai ngoài tử cung.

    • Tìm kiếm và kiểm tra thai trứng để đưa ra hướng điều trị tích cực.

    • Sử dụng xét nghiệm này kết hợp với các xét nghiệm tầm soát khác để tìm kiếm xem thai nhi có bị tăng các nguy cơ mắc phải dị tật bẩm sinh hay không, ví dụ như hội chứng Down.

    • Tìm kiếm và kiểm tra nhằm điều trị ung thư có nguồn gốc từ tinh trùng hoặc trứng (hay còn được gọi là u tế bào mầm) như ung thư tinh hoàn hoặc ung thư buồng trứng. Đối với các trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm alpha-fetoprotein kết hợp cùng với xét nghiệm beta.

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm beta

Trước khi thực hiện xét nghiệm này, bạn cần lưu ý:

    • Nếu là xét nghiệm máu, bạn sẽ không cần làm gì trước khi tiến hành các thao tác cần thiết.

    • Còn nếu xét nghiệm nước tiểu thì sử dụng nước tiểu đầu tiên trong ngày thường sẽ mang đến kết quả chính xác nhất, vì nó sở hữu nồng độ hCG cao nhất. Mẫu nước tiểu được lấy sau lần đi tiểu trước ít nhất 4 tiếng sẽ sở hữu lượng hCG cao.

Quy trình thực hiện xét nghiệm beta đối với trường hợp lấy máu (thường mang đến hiệu suất cao hơn khi lấy nước tiểu)

Kĩ thuật viên sẽ lấy máu tĩnh mạch; sau đó đem đi phân tích để đưa ra kết quả chính xác nhất. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ có trách nhiệm giải thích kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì cho bạn, đồng thời đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn, nếu bạn có thắc mắc gì về quy trình thực hiện, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để nhận được tư vấn.

Để đăng ký khám thai, xét nghiệm Beta HCG và nhận sự tư vấn của các bác sĩ phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể đăng ký TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ