XÉT NGHIỆM CÔNG THỨC MÁU CHO BÀ BẦU TRONG THAI KỲ

08:47 - 12/01/2022 Lượt xem: 1193 Tác giả: Kim Ngân

Công thức máu là một trong những xét nghiệm huyết học cơ bản giúp phát hiện và chẩn đoán một số vấn đề về sức khỏe của cơ thể. Đây cũng là xét nghiệm được các bác sĩ quan tâm và chỉ định trong thai kỳ. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa và vai trò cụả xét nghiệm này nhé!

1. Xét nghiệm công thức máu là gì?

Xét nghiệm công thức máu toàn phần là xét nghiệm máu thường quy khảo sát về số lượng, kích thước, hình thái của các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đánh giá sức khỏe tổng thể và các rối loạn về thiếu máu, nhiễm trùng..

Tăng hoặc giảm bất thường số lượng các thành phần tế bào trong công thức máu phản ánh tình trạng bệnh lý nào đó cần được chú ý và phân tích sâu hơn.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm.

Máu toàn phần có gần đầy đủ các thành phần của máu gồm: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và thành phần của huyết tương.

Xét nghiệm công thức máu trong thai kì

2.1. Khảo sát hồng cầu

Hồng cầu là loại tế bào máu chiếm số lượng nhiều. Những thông số về kích thước và hình dạng của hồng cầu cho biết nguyên nhân thiếu máu trong đó thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ thường gặp nhất do thiếu sắt: phụ nữ có thai, tuổi hành kinh, trẻ em đang phát triển, người ăn uống kém, suy kiệt... do bệnh lý: Thalassemia, bệnh lý huyết sắc tố…

* Số lượng hồng cầu (RBC):

Là số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 4.2-5.4 T/l; Nữ: 4.0-4.9 T/l.

* Thể tích khối hồng cầu (HCT):

Là thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 0.40-0.47 l/l; Nữ: 0.37-0.42 l/l.

– Thể tích khối hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu…

– Thể tích khối hồng cầu giảm: Gặp trong trường hợp thiếu máu.

* Lượng huyết sắc tố (HGB):

Là lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn phần và là tiêu chuẩn được sử dụng để xác định tình trạng có thiếu máu hay không.Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 130-160 g/l; Nữ: 120-142 g/l

Lượng huyết sắc tố tăng: Nghĩ đến bệnh đa hồng cầu.

Lượng huyết sắc tố giảm: Nghĩ đến thiếu máu

* Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH):

Là lượng hemoglobin chứa trong một hồng cầu.Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 28-32 pg.

* Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC):

Là lượng huyết sắc tố chứa trong 1 lít hồng cầu. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 320-360 g/l.

MCH và MCHC là những chỉ số được sử dụng để đánh giá tình trạng hồng cầu nhược sắc hay bình sắc:

  • MCH giảm và/hoặc MCHC giảm: thiếu máu nhược sắc;
  • MCH và MCHC trong giới hạn bình thường: thiếu máu bình sắc.

* Thể tích trung bình hồng cầu (MCV):

Là thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 85-95 fl

  • Đánh giá là hồng cầu to khi MCV > 100fl, thường gặp trong: tan máu, suy tủy xương, thiếu vitamin B12 và acid folic;
  • Đánh giá hồng cầu nhỏ khi MCV < 80fl: Gặp trong bệnh Thalassemia, các thiếu máu thiếu sắt…

2.2 Khảo sát bạch cầu

Bạch cầu có kích thước lớn hơn hồng cầu, chức năng chủ yếu là miễn dịch, là hàng rào bảo vệ cơ thể tiêu diệt và ngăn chặn vi trùng tấn công.

Thành phần bạch cầu là số lượng các loại bạch cầu trung tính (NEU), bạch cầu lympho (LYM), bạch cầu đơn nhân (MONO), bạch cầu ái kiềm (BASO), bạch cầu ái toan (EOS). Số lượng của mỗi loại bạch cầu có thể phản ánh tình trạng cơ thể như nhiễm trùng, thử phản ứng dị ứng với thuốc, hóa chất của cơ thể

- Số lượng bạch cầu (WBC): Số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần.

Giá trị bình thường: 4.0-10.0 G/l.

2.3. Khảo sát tiểu cầu

Tiểu cầu kích thước nhỏ hơn bạch cầu, hồng cầu, không có màu sắc. Tiểu cầu tham gia vào giai đoạn đầu tiên của quá trình đông cầm máu, khi mạch máu bị tổn thương các tiểu cầu sẽ dồn đến và bám dính với nhau tạo thạo thành một khối nút kín vết thương, ngăn chảy máu, lúc bị thương nếu số lượng tiểu cầu ít có thể gây chảy máu khó cầm, xuất hiện mảng bầm tự nhiên trên da, chảy máu chân rang. Số lượng tiểu cầu quá nhiều có thể hình thành cục máu đông hình thành trên mạch máu, tiểu cầu cũng liên qua đến xơ vữa động mạch.

- Số lượng tiểu cầu (PLT): Là số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần.

Giá trị bình thường: 150-450 G/l

3. Thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm công thức máu trong thai kì

Quy trình lấy máu khá đơn giản và nhanh chóng. Người bệnh không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, lượng máu cần sử dụng là khoảng 2 ml máu tĩnh mạch (thường ở nếp gấp khuỷu tay) Một xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi kết quả chạy máy đếm tế bào được hoàn thành trong vòng khoảng 45 phút đến 1 giờ đồng hồ kể từ khi nhận mẫu bệnh phẩm.

Khoảng giá trị của các chỉ số tế bào máu ngoại vi có sự khác biệt giữa các lứa tuổi và có sự thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân nên các giá trị cũng có ý nghĩa khác nhau.

Do vậy, việc phân tích kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi phải do bác sĩ thực hiện và đưa ra lời khuyên dựa trên việc tổng hợp khám lâm sàng và tổng hợp các xét nghiệm khác.

Để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh lý qua công thức máu quý khách có thể xét nghiệm công thức máu riêng lẻ hoặc thực hiện trong các gói kiểm tra sức khỏe tổng quát của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang.  Quý khách đặt lịch khám vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin
Mục đích và chỉ định xét nghiệm ACTH