10 Thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi bị tiêu chảy

07:40 - 29/05/2020 Lượt xem: 562

Nguyên nhân gây tình trạng tiêu chảy rất đa dạng, do vi rút, vi khuẩn, chế độ ăn uống, do điều trị kháng sinh,… Khi gặp tình trạng này nên có biện pháp xử trí kịp thời vì khi tiêu chảy kéo dài làm cho cơ thể mất nước và chất điện giải, ảnh hưởng […]

Nguyên nhân gây tình trạng tiêu chảy rất đa dạng, do vi rút, vi khuẩn, chế độ ăn uống, do điều trị kháng sinh,… Khi gặp tình trạng này nên có biện pháp xử trí kịp thời vì khi tiêu chảy kéo dài làm cho cơ thể mất nước và chất điện giải, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là 10 loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh để hỗ trợ cho việc điều trị được tốt hơn.

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu

Một số nguyên nhân dưới đây dẫn tới tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai:

      • Do nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai
      • Một số loại virus như: Virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.
      • Ký sinh trùng: Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các thực phẩm và đồ uống hàng ngày. Một số loại ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
      • Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
      • Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.
      • Tiêu chảy ở bà bầu còn xảy ra do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
      • Nguyên nhân khác bao gồm: Không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.

2. Một số thực phẩm cần tránh khi mẹ bầu bị tiêu chảy

      • Gia vị cay:

Các loại gia vị cây như ớt, mù tạt có tính kích thích mạnh. Nó làm tăng nhu động ruột và khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như đầy hơi, nóng rát, tiêu lỏng liên tục.

Ăn ớt gây kích thích đường ruột không tốt cho bà bầu bị tiêu chảy. Đây là lý do vì sao trong thực đơn của bà bầu bị tiêu chảy; các chuyên gia không khuyến khích sử dụng gia vị cay.

Tỏi ngoài việc chứa nhiều chất xơ không hòa tan; tỏi còn giải phóng nhiều chất khí gây kích thích nhu động ruột và cung cấp nhiều phức hợp carbohydrate khó tiêu. Trong thời gian bị tiêu chảy; chị em có thể thay thế bằng các loại gia vị khác thân thiện hơn như hẹ hay cần tây.

      • Thực phẩm gây đầy hơi

Đậu, bắp cải, súp lơ xanh và hành tây là những loại thực phẩm dễ gây tích trữ khí thừa trong đường ruột; nó khiến bạn cảm thấy đầy hơi, khó chịu. Vì vậy, khi bị tiêu chảy cũng cần “gạch bỏ” những loại thực phẩm này khỏi bữa ăn của bạn nhé.

      • Các món chiên xào, thịt mỡ

Khi bị tiêu chảy, hệ thống tiêu hóa vốn đang bị tổn thương nên sẽ khó xử lý được hết lượng chất béo đưa vào. Thêm vào đó chúng cũng khiến bà bầu tăng cân quá nhanh.

Để bảo vệ sức khỏe của mình, bà bầu nên tránh ăn các món chiên, xào. Hãy thử các hình thức chế biến khác như luộc, hấp và thay thế thịt mỡ bằng thịt nạc.

      • Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn đồ ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là các thức ăn chứa chất ngọt nhân tạo có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu; cản trở máu lưu thông đến đường ruột. Ngoài ra, khi vào trong đường ruột thực phẩm ngọt còn dễ lên men và sinh ra nhiều khí khiến cho bà bầu càng khó chịu hơn.

      • Củ sắn

Thành phần axit cyanydric ở 2 đầu củ sắn có thể khiến bà bầu bị đau bụng; đi tiêu nhiều hơn hoặc thậm chí là gây ngộ độc, nôn ói. Vì vậy, khi đang bị đau bụng đi ngoài nhiều lần, chị em nên tránh ăn sắn.

Bình thường, nếu ăn thì không nên dùng quá nhiều. Cần cắt bỏ 2 đầu củ, lột sạch vỏ và ngâm trong nước muối pha loãng; sau đó luộc chín kỹ mới được ăn.

      • Các sản phẩm từ sữa chứa lactose

Một số bà bầu bị tiêu chảy do không dung nạp được với lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Nguyên nhân là do cơ thể không có các enzym để phá vỡ loại đường này.

Vì vậy, hãy xem xét thay thế chúng bằng các sản phẩm sữa dành cho bà bầu không chứa lactose hoặc các loại sữa từ thực vật như sữa hạt lanh, đậu nành, óc chó, hạnh nhân…

      • Các loại rau nhiều chất xơ

Các loại rau nhiều chất xơ như: măng, rau cần, giá đỗ, đậu bắp,… Vì chúng khó tiêu, kích thích dạ dày, ruột co bóp làm tăng tình trạng đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Những đồ ăn đó nhiều bã làm tăng lượng phân; sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.

      • Thực phẩm đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đông lạnh

Lý do là đồ hộp thường chứa thực phẩm trong thời gian dài. Những thực phẩm này không còn nguyên chất dinh dưỡng như ban đầu. Mẹ bầu bị tiêu chảy thường mệt mỏi chán ăn gây thiếu chất lại ăn những đồ ăn thiếu dinh dưỡng càng làm cho bệnh lâu khỏi hơn. Song nguyên nhân chính có lẽ nằm ở chỗ chất bảo quản và quy trình chế biến. Các chất bảo quản và quy trình chế biến có thể bị vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm ở một khâu nhỏ nào đó. Điều này có thểm làm cho bệnh tình nặng thêm.

      • Thịt bò, thịt tươi sống, cá tôm, hải sản

Các thực phẩm sống, tái, tanh gây kích thích hệ tiêu hóa; nếu bạn có triệu chứng nôn thì bạn càng dễ nôn nhiều. Bên cạnh đó, đồ tái sống, không đảm bảo an toàn thực phẩm có thể đưa thêm nhưng loạn sán; ký sinh trùng vào cơ thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.

      • Rượu bia, cà phê và nước giải khát có ga

Đối với những người khỏe mạnh thì những đồ uống trên không gây ra chứng tiêu chảy. Nhưng khi bị tiêu chảy nên tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. Thức uống được khuyên dùng chủ yếu trong thời gian bị tiêu chảy là nước lọc và các loại nước ép hoa quả tự nhiên không thêm đường.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang