googleb578e89369db4e48.html

Dinh dưỡng mang thai: 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân

09:43 - 07/04/2022 Lượt xem: 956 Tác giả: Lê Huyền Trang

Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối của mẹ bầu.

dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng cuối

Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của bà mẹ sẽ có thay đổi về trọng lượng và lớn hơn so với hai giai đoạn trước.

  • Năng lượng: tăng thêm 475 Kcal/ngày so với người bình thường.
  • Protein: tăng 18g/ngày.
  • Chất béo: chiếm 20 - 25% tổng số năng lượng (60g chất béo/ngày). Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hòa tan các vitamin tan trong dầu.
  • Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày)
  • Chất khoáng: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 - 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), Kẽm ...

Các loại thực phẩm giúp bé tăng cân trong 3 tháng cuối.

Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn chứa hàm lượng đạm rất cao cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Trung bình mỗi quả trứng sẽ cung cấp 182 kcal năng lượng, 82mg canxi, 212mg photpho , 600mg cholesterol ,12.4g lipit và nhiều loại vitamin khác. Do đó món ăn này rất phù hợp cho thai nhi thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng mức độ nhẹ.

Tuy nhiên bởi hàm lượng dinh dưỡng cao nên mẹ không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Tốt nhất mẹ chỉ nên ăn trung bình 3-4 quả trứng vịt lộn mỗi tuần để các bé tăng cân tốt. Tuy nhiên, đây không phải món ăn được khuyến khích với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thừa cân.

Thịt bò

dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng cuối

Đây cũng là nguồn đạm cần thiết cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trung bình 100gr thịt bò cung cấp 36gr protein và ít chất béo nên rất tốt cho mẹ bầu. Đồng thời, loại thực phẩm này cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu nhất là trong những tháng cuối. Bởi đây cũng là nguyên nhân khiến thai nhi kém phát triển, chậm tăng cân.

Ngoài ra trong thịt bò còn có vitamin B12 rất dồi dào, vì vậy mẹ nên thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Trứng gà

Trứng là một thực phẩm quan trọng cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng mẹ bầu cuối thai kỳ. Thành phần choline dồi dào, đạm, chất béo, canxi và vitamin giúp cân nặng của thai nhi được cải thiện. Đặc biệt, choline trong trứng gà có vai trò rất lớn với sự hình thành bộ nhớ của thai nhi. Bổ sung choline đầy đủ giúp giảm rối loạn sự phát triển của tụy hoặc thận. Tuy nhiên để đảm bảo dưỡng chất được cung cấp cho cơ thể đủ và đúng cách, mẹ chỉ nên dùng 3 – 5 quả trứng gà ta mỗi tuần.

Cá hồi

Cá hồi luôn là loại thực phẩm đứng đầu về giá trị dinh dưỡng, đây cũng là món ăn mẹ nên bổ sung vào thực đơn trong 3 tháng cuối. Axit béo omega-3 rất dồi dào trong cá hồi được chứng minh giúp ích cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Ngoài ra, trong cá hồi còn có DHA thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh. Những dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm, canxi,… cũng giúp bé hoàn thiện cân nặng cùng nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Quả bơ

dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng cuối

Bơ là loại hoa quả có hàm lượng chất béo hiếm hoi và chúng cần thiết có mặt trong chế độ dinh dưỡng mẹ bầu... Trong những tháng cuối quá trình mang thai, người mẹ nên ăn khoảng 2 – 3 quả bơ mỗi tuần để giúp cân nặng của bé tăng đều và hoàn thiện. Trung bình trong mỗi quả bơ có đến 40 gam protein.

Bơ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, có thể giúp bé phát triển thể chất và não bộ. Hàm lượng omega-3 của quả bơ rất cao. Vì thế mẹ bầu có thể ăn bơ nhiều vào tháng cuối để con hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, mẹ không sợ bị tăng cân.

Các loại hạt

Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng,… chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tiêu biểu gồm hàm lượng lớn chất béo lành mạnh, chất xơ và protein không chỉ giúp thai nhi tăng cân khỏe mạnh mà còn rất có lợi cho não bộ.

Đây cũng là nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên bổ sung trong suốt quá trình mang thai. Các loại hạt dinh dưỡng này chính là món ăn vặt an toàn và khỏe mạnh giúp bé tăng cân tốt và không vào mẹ.

Sữa tươi

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, uống sữa bầu có thể khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát. Để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé tăng cân khỏe mạnh mẹ chỉ nên uống 1 cốc sữa tươi không đường mỗi ngày.

Sữa tươi giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé như đạm, chất béo và canxi. Tuy nhiên, nên lưu ý chỉ sử dụng các loại sữa đã được tiệt trùng.

Khoai lang

Tinh bột là dưỡng chất quan trọng giúp thai nhi tăng cân trong 3 tháng cuối. Khoai lang chính là lựa chọn thích hợp mà không để lại nguồn năng lượng dư thừa tích trữ. Ăn khoai lang không chỉ giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón mà còn cung cấp vitamin A, C giúp thai nhi phát triển thuận lợi.

Rau quả

Các loại rau xanh và trái cây có thể hỗ trợ thai nhi tăng cân rất tốt. Đồng thời loại thực phẩm này còn giúp mẹ phân giải nhiệt trong cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Những loại rau xanh mà mẹ bầu nêu ưu tiên gồm cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh,… Các loại trái cây tốt cho mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ gồm đu đủ chín, táo, nho, cam, quýt,…

Uống đủ nước

dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng cuối

Cung cấp đủ nước sẽ giúp đảm bảo hoạt động trao đổi chất thuận lợi và liên tục. Đây là yếu tố quan trọng để bé hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cân tốt hơn. Mỗi ngày mẹ nên uống 2.5 – 3l nước.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?