4 Loại thuốc thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ trong thai kỳ
09:30 - 06/11/2020 Lượt xem: 592
Trong gần hơn 9 tháng mang bầu của mình mẹ bầu cần bổ sung thêm rất nhiều chất dinh dưỡng cả cho mẹ và cho bé. Nhưng bổ sung những chất gì và bao nhiêu là đủ thì không hẳn ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ đầy đủ các thông tin cần thiết nhất, bao gồm 4 loại thuốc thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung để hiểu rõ các loại thuốc cần thiết trong thời gian mang thai.
1. Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu
Sắt cũng là một loại khoáng chất cần thiết và được bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày hoặc các viên uống bổ sung.
Sắt tồn tại ở 2 dạng là sắt vô cơ và sắt hữu cơ; trong đó sắt hữu cơ dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.
Vai trò của sắt trong cơ thể:
- Kích thích quá trình phân bào và tạo ra những tế bào mới trong cơ thể.
- Tăng cường trí thông minh của trẻ trong quá trình phát triển sau này.
- Kích thích quá trình hình thành hồng cầu, giảm tỷ lệ thiếu máu gây mệt mỏi ở phụ nữ mang thai.
- Hỗ trợ cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch, sức đề kháng; sức khỏe của cả thai kỳ và phụ nữ mang thai.
- Tăng vận chuyển oxy trong máu, tăng lưu lượng máu lưu thông trong khắp cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ sắt trong suốt thai kỳ giúp cho trẻ khi sinh ra không gặp tình trạng thiếu máu.
Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các mẹ bầu; sắt có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô…
Theo nghiên cứu của các tổ chức y tế thế giới, mỗi ngày nên sử dụng 30 mg sắt. Đối với những mẹ bầu bị thiếu máu thì cần bổ sung 50-100 mg sắt mỗi ngày để bổ sung được lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Trong quá trình bổ sung sắt cần lưu ý sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu; gây táo bón do khả năng tích trữ cao; nên sử dụng đúng liều lượng, uống lúc đói; có thể uống cùng các loại nước chứa vitamin C; chế độ ăn nhiều rau xanh cũng giảm thiểu đáng kể nguy cơ táo bón đấy.
2. Thuốc bổ sung acid folic cho bà bầu
Vai trò của acid folic đối với cơ thể: Hỗ trợ phát triển hoàn thiện ống thần kinh của thai nhi; là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA.
Mẹ thiếu acid folic trong quá trình mang thai có thể khiến trẻ gặp một số khuyết tật như hở cột sống, thai vô sọ, thoát vị não – màng não, sứt môi hở hàm ếch hoặc gây thiếu máu tan máu ở mẹ. Theo nghiên cứu của các tổ chức y tế thế giới; mỗi ngày nên sử dụng 400- 600 mcg acid folic.
Sự hình thành ống thần kinh ở trẻ chỉ diễn ra trong 4 tuần đầu thai kỳ; thời gian mà nhiều người có thể chưa nhận ra mình đang mang thai. Nên tốt nhất để không gây thiếu hụt acid folic thì phụ nữ có ý định mang thai nên bổ sung acid folic 400 mg mỗi ngày.
Bên cạnh các thực phẩm chức năng bổ sung acid folic thì cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm thông thường như rau màu xanh đậm, hạt ngũ cốc, bông cải xanh cam, quýt, măng tây, bơ, đậu bắp.
3. Thuốc bổ sung canxi cho bà bầu
Calci là loại khoáng chất cần cung cấp đầy đủ trong thời gian phụ nữ mang thai bởi calci ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Vai trò canxi trong cơ thể:
- Giúp cho trẻ được cứng cáp và khỏe mạnh.
- Hỗ trợ phát triển hệ răng của em bé.
- Nâng cao mật độ xương ở mẹ, giảm tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở mẹ
- Hỗ trợ các giai đoạn phát triển của thai nhi, giúp trẻ được phát triển của một cách toàn diện.
- Giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi và đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ.
- Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh, hệ tim mạch ( sự co cơ, nhịp tim), hệ thống máu- bạch huyết.
- Bổ sung đầy đủ calci trong thực đơn hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe của mẹ và cải thiện sự phát triển toàn diện ở trẻ. Sự thiếu hụt calci sẽ làm suy giảm sức khỏe của phụ nữ có thai bởi thai nhi sẽ sử dụng calci trong xương của người mẹ.
Mỗi ngày thai phụ cần bổ sung 1200 mg calci; tùy thuộc vào cơ thể mà lượng calci bổ sung vào có thể thay đổi để tạo sự phù hợp.
Calci có thể bổ sung qua các loại thực phẩm: rau dền, sữa bột tách bơ, rau cần ta, tôm đồng, phomat, lòng đỏ trứng vịt, cua bể,… Cần ăn tránh xa các loại thực phẩm chứa oxalate và ngũ cốc để tránh tạo phức hợp và đào thải ra ngoài.
4. Thuốc bổ sung DHA cho bà bầu
DHA (Docosa Hexaenoic Acid) là acid béo không no, thuộc nhóm acid béo Omega-3. DHA là một chất cần thiết cho cơ thể nhưng cơ thể của chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa từ nguồn thực phẩm bên ngoài vào.
Vai trò DHA trong cơ thể:
DHA có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của thai nhi:
- Hỗ trợ nâng cao thị lực của em bé.
- Tăng chỉ số thông minh của trẻ, cải thiện chỉ số IQ.
- Hỗ trợ phát triển tốt cho hệ thần kinh: tăng cường sự tập trung; tăng khả năng phản xạ của trẻ; khả năng nhận thức và giải quyết các vấn đề cũng được phát triển một cách rõ rệt.
- Hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể; giúp cho sức khỏe của trẻ được tốt hơn.
- Tăng lưu thông tuần hoàn máu tới tử cung; tăng tỷ lệ thụ thai thành công, cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi
- Dự phòng xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim do điều hòa cân bằng nồng độ cholesterol, triglyceride trong máu.
- Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia; mẹ bầu nên bổ sung khoảng 200mg lượng DHA mỗi ngày để thai nhi phát triển vượt trội.
Các thực phẩm giàu DHA mà mẹ bầu nên sử dụng thường xuyên trong thai kỳ: tảo biển, mỡ cá hồi, dầu cá ngừ đại dương, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá.