googleb578e89369db4e48.html

4 phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

16:33 - 11/11/2022 Lượt xem: 635 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa thường gặp ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, ung thư cổ tử cung...

1. Phương pháp đốt laser

Phương pháp đốt laser sử dụng tia laser chiếu trực tiếp vào vùng viêm lộ tuyến, để diệt các tế bào viêm nhiễm và vi khuẩn gây bệnh.

Đây là phương pháp điều trị nhanh và được cho là tối ưu hơn phương pháp đốt điện.

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này thì tử cung có thể bị sẹo và viêm lộ tuyến vẫn có khả năng tái phát cao, không thể áp dụng ở chị em chưa sinh nở.

viêm lộ tuyến

2. Phương pháp đốt điện

Đối với phương pháp đốt điện, bác sĩ sẽ dùng dao điện hoặc dòng điện cao tần tác động lên vùng viêm lộ tuyến.

Phương pháp này sẽ tiêu diệt trực tiếp các tế bào viêm nhiễm trên bề mặt cổ tử cung.

Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ soi cổ tử cung để biết diện tích vùng viêm lộ tuyến đến đâu để xác định vị trí cũng như mức độ cần đốt.

Nếu đốt điện quá sâu, cổ tử cung có thể bị tổn thương, gây sẹo và ứ đọng máu kinh.

3. Phương pháp áp lạnh

Phương pháp áp lạnh sử dụng khí nitơ lỏng bay hơi ở nhiệt độ thấp. Khí nitơ được dẫn truyền qua ống kim loại, áp sát vào vùng tổn thương để điều trị viêm lộ tuyến.

Phương pháp này điều trị nhanh, ít để lại sẹo và ít đau đớn hơn.

Sau điều trị, chị em có thể gặp tình trạng chảy dịch vàng và nguy cơ tái phát bệnh cũng tương đối cao.

viêm lộ tuyến

4. Phương pháp Dao Leep

Phương pháp dao Leep dùng dòng điện áp suất thấp điều trị trên vùng viêm lộ tuyến.

Các tế bào viêm nhiễm sẽ bị hoại tử và quá trình tái tạo tế bào mới được thúc đẩy nhanh hơn. Từ đó hỗ trợ thay thế các tế bào chết đi ở cổ tử cung,

Khi sử dụng phương pháp dao Leep, bác sĩ có thể tác động được chính xác vào vùng tổn thương, khiến hiệu quả chữa trị cao hơn.

Chính vì vậy, phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại mới có thể thực hiện được.

Phương pháp phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Để phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả, chị em hãy hình thành các thói quen theo 8 bước dưới đây:

  • Bước 1: Khám phụ khoa định kỳ để được chăm sóc và chữa trị sớm nhất.
  • Bước 2: Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh bởi thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho vùng âm đạo.
  • Bước 3: Nên tránh sử dụng các loại thuốc tránh thai có thành phần estrogen làm tăng thêm số lượng các tế bào xấu bên trong cổ tử cung.
  • Bước 4: Có lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục nhiều lần với nhiều người. Việc này rất dễ khiến cổ tử cung bị tổn thương dẫn đến viêm lộ tuyến.
  • Bước 5: Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, sử dụng các biện pháp an toàn tình dục.
  • Bước 6: Khi tẩy lông hay có bất kỳ trầy xước nào ở vùng kín, tuyệt đối không xịt nước hoa lên vùng kín.
  • Bước 7: Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ. Tắm rửa phải trôi hết xà phòng, lau khô trước khi mặc quần áo tránh ẩm ướt dễ gây ra nấm.
  • Bước 8: Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước rửa phụ khoa có tính kiềm với độ pH từ 4-4,5 để rửa vùng kín ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm ngứa hiệu quả. Nên sử dụng 1-2 lần/ngày.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

 

Bài viết liên quan

Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp