googleb578e89369db4e48.html

4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết

16:26 - 24/04/2024 Lượt xem: 372 Tác giả: Thu Hoàng

Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ, phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau ung thư vú. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu do virus HPV. Khoảng 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời nhưng chủ yếu là nhiễm thoáng qua. Trong đó, khoảng 20% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao dai dẳng gây nên biến đổi tế bào ở cổ tử cung. Vậy làm sao để tầm soát được căn bệnh nguy hiểm này? Chúng ta cùng tìm hiểu về các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung ở bài viết dưới đây nhé!

1. Xét nghiệm HPV

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung là tồn tại dai dẳng sau nhiễm virus HPV. HPV được phát hiện trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là dưới type như là HPV 16 và 18.

Xét nghiệm HPV DNA là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định chính xác sự hiện diện virus HPV – nguyên nhân hàng đầu gây đến 99.7% căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

ung thư cổ tử cung

2. Xét nghiệm Thinprep

Xét nghiệm Thinprep là phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến so với xét nghiệm Pap-smear. Với phương pháp này, các tế bào ở cổ tử cung sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ Thinprep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.

ung thư cổ tử cung

3. Xét nghiệm Pap-smear

Xét nghiệm Pap-smear là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung.

Phương pháp này thực hiện thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung, phát hiện sớm tế bào ung thư trước khi các khối u lây lan rộng. Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap-smear còn phát hiện bất thường ở cấu trúc, hoạt động và biến đổi của các tế bào cổ tử cung, phát hiện nguy cơ mắc bệnh từ sớm. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị theo dõi tiếp theo cho người bệnh.

ung thư cổ tử cung

4. Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung được thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cho thấy có những thay đổi bất thường trong tế bào. Đây là phương pháp quan sát cổ tử cung qua máy soi cổ tử cung và chiếu ánh sáng qua âm đạo, vào cổ tử cung. Kỹ thuật này giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương trên cổ tử cung mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi phát hiện các tổn thương nghi ngờ tại cổ tử cung, bác sĩ sẽ bấm sinh thiết lại vị trí đó để lấy vài mảnh mô nhỏ, sau đó nhuộm, soi trên kính hiển vi để tìm ra tế bào ác tính nhằm chẩn đoán bệnh chính xác.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm chị em phụ nữ lựa chọn, thường là từ 1 – 3 năm/lần.

Ngoài việc khám và tầm soát ung thư cổ tử cung theo lịch, bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản cũng khuyến cáo chị em phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm vì ngoài ung thư cổ tử cung phụ nữ còn phải đối mặt với các vấn đề khác như viêm nhiễm phụ khoa hay các bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng.

ung thư cổ tử cung

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao. Chị em phụ nữ nên đi khám định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sỹ, cùng với tiêm phòng vắc xin cho trẻ em gái, đây là cách phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung.

Để được tư vấn trực tuyến quý khách có thể liên hệ trực tiếp qua số 0243 783 6145 hoặc 0342 318 318 ( từ 8h đến17h). Để đặt lịch khám mời quý khách liên hệ TẠI ĐÂY

Hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV