05 suy nghĩ sai lầm của mẹ bầu về tiểu đường thai kỳ
09:21 - 01/02/2020 Lượt xem: 629
Tiểu đường thai kỳ chắc hẳn là một trong những bệnh lý được mẹ bầu quan tâm nhất hiện nay. Đã có nhiều thông tin về nguyên nhân, biến chứng của nó đối với mẹ bầu và em bé. Cũng có không ít mẹ bầu đã có những suy nghĩ chưa đúng về bệnh lý này. Dưới đây là những suy nghĩ sai lầm cảu mẹ bầu về tiểu đường khi mang thai.
1. Mình không ăn nhiều đồ ngọt thì không mắc tiểu đường thai kỳ
Trong các đồ ăn uống hàng ngày của các mẹ bầu; ngoài đồ ngọt từ bánh kẹo, lượng đường được cung cấp phần lớn từ tinh bột, trái cây hàng ngày chúng ta tiêu thụ. Khi lượng đường trong cơ thể quá cao; lượng insulin sản xuất ra không đủ để chuyển hóa lượng đường đó thì rất dễ gây tình trạng rối loạn chuyển hóa.
Vậy nên, trong trường hợp mẹ bầu ăn ít bánh kẹo ngọt nhưng lượng tinh bột hay lượng trái cây ngọt đưa nhiều vào trong cơ thể; thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Mình không bị thừa cân, con không to thì không mắc tiểu đường thai kỳ
Trong nhiều trường hợp, các mẹ bầu không có cân nặng tốt vẫn có thể mắc tiểu đường. Vì chế độ ăn uống, vận động chưa hợp lý.
Cùng với đó, người mẹ mắc tiểu đường nhưng con có thể có cân nặng vừa đủ, thậm chí là nhẹ cân; do sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của mẹ thông qua dây rốn. Và việc con to chỉ là một trong những biến chứng của tiểu đường thai kỳ mà thôi.
Có nhiều trường hợp người mẹ bị tiểu đường mà em bé vẫn nhẹ cân hoặc cân nặng chỉ đạt tiêu chuẩn. Cho nên không phải con to thì mẹ mới mắc tiểu đường thai kỳ đâu mẹ bầu nhé.
3. Ăn ít tinh bột và đồ ngọt rồi sẽ không bị tiểu đường thai kỳ nữa
Việc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu của vấn đề tiểu đường là bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa. Khi mang bầu nếu cơ thể người mẹ không thể tạo ra đủ insulin để cân bằng lượng glucose trong máu thì người mẹ sẽ mắc tiểu đường thai kỳ. Vậy nên, dù mẹ bầu có chế độ ăn uống tốt tới đâu cũng nên tầm soát tiểu đường; để tránh việc phát hiện muộn, gây ảnh hưởng tới cả mẹ và em bé.
4. LÀm xét nghiệm đường đói bình thường là không mắc bệnh tiểu đường
Chỉ số đường đói là chỉ số quan trọng gợi ý tiểu đường thai kì sớm. Tuy nhiên, để biết chắc chắn mình có bị tiểu đường hay không các mẹ bầu cần thực hiện “Nghiệm pháp dung nạp Glucose”; hay còn gọi là “nghiệm pháp dung nạp đường”. Nếu kết quả xét nghiệm này âm tính thì mẹ bầu mới có thể yên tâm về bệnh lý này.
Cần chú ý với những trường hợp mẹ bầu có các chỉ số gần sát với ngưỡng xét nghiệm cho phép; thì vẫn nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ tinh bột cũng như hoa quả quá ngọt.
5. Bị tiểu đường chỉ cần điều chỉnh ăn là được
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ vận động hợp lý sẽ giúp quá trình trao đổi chất và tiêu thụ đường tốt hơn; giúp hỗ trợ trong việc theo dõi tiểu đường trong quá trình mang thai. Chú ý với những trường hợp mẹ bầu có chỉ số đường huyết quá cao, người mẹ có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, nên dùng đúng hướng dẫn và theo dõi thai kỳ thường xuyên.
Trong quá trình mang bầu, người mẹ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy việc tầm soát tiểu đường là cần thiết. Để quá trình mang thai được an toàn và sau sinh các mẹ sẽ có một cơ thể khỏe mạnh. Tại phòng khám 43 Nguyễn Khang giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các mốc khám thai; và xét nghiệm máu cần thiết trong quá trình mang bầu. Bao gồm cả xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ. Để đặt lịch khám, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn Chúc quý khách có một thai kỳ khỏe mạnh và an vui.
Tham khảo bài viết:
Nghiệm pháp dung nạp glucose và chẩn đoán tiểu đường thai kỳ