5 Tác nhân chính gây vô sinh ở nữ giới
08:10 - 30/09/2020 Lượt xem: 342
Hiện nay tỉ lệ vô sinh ngày càng gia tăng. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về 8500 cặp vợ chồng vô sinh, nguyên nhân từ nữ chiếm 40% các cặp vợ chồng vô sinh ở các nước phát triển, nguyên nhân từ cả nam và nữ là khoảng 35%. […]
Hiện nay tỉ lệ vô sinh ngày càng gia tăng. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về 8500 cặp vợ chồng vô sinh, nguyên nhân từ nữ chiếm 40% các cặp vợ chồng vô sinh ở các nước phát triển, nguyên nhân từ cả nam và nữ là khoảng 35%. Có rất nhiều tác nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nữ, để hiểu rõ hơn thì chứng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !
1. Buồng trứng
Rối loạn rụng trứng (chiếm 25% tỉ lệ vô sinh)
Là ít rụng trứng (oligoovulation) hoặc không rụng trứng (anovulation) dẫn đến vô sinh vì trứng không có sẵn mỗi tháng để thụ tinh với tinh trùng. Hay gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc không có (trừ trường hợp có thai).
Các rối loạn khác:
Hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Cushing, các khối u tiết hormone, thuốc, Corticosteroids…
Tuổi tác
Tuổi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Sự suy giảm khả năng sinh sản do tuổi tác có thể là do sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng của tế bào trứng. Phụ nữ sinh ra với một lượng trứng nhất định; đến năm 37 tuổi gần như đã sử dụng hết 90% lượng trứng của mình.
U nang buồng trứng
Là u có vỏ bọc ngoài (vỏ nang) trong chứa một ít dịch; gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, chia làm hai loại u nang cơ năng và u nang thực thể.
Trong khi điều trị u nang bằng phẫu thuật có khả năng ảnh hưởng đến nhu mô lành xung quanh gây giảm dự trữ buồng trứng.
2. Yếu tố vô sinh do tử cung
U xơ tử cung (leiomyomata)
Một trong những lý do dẫn tới vô sinh ở nữ giới là u xơ tử cung.
U xơ tử cung là khối u cơ trơn lành tính phổ biến. Mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng nhưng dường như u xơ vùng dưới niêm mạc hoặc trong thành tử cung có thể làm giảm tỷ lệ mang thai và chuyển phôi.
Việc loại bỏ những u xơ này giúp cải thiện tỷ lệ mang thai.
Tử cung dị dạng
Dính buồng tử cung
Khiếm khuyết pha hoàng thể
Sự bất thường của pha hoàng thể dẫn đến việc sản xuất progesterone không đủ; đây là hormone cần thiết cho niêm mạc tử cung trong việc tiếp nhận phôi làm tổ; có thể dẫn đến vô sinh hay sảy thai nhiều lần.
Lạc nội mạc tử cung (Chiếm 15% tỉ lệ vô sinh)
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung (hay màng trong tử cung, là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung) được tìm thấy bên ngoài tử cung của phụ nữ.
Gây biến dạng giải phẫu như dính vùng chậu, tổn thương mô buồng trứng; do hình thành lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng và khi phẫu thuật điều trị.
Sản xuất các chất như cytokine và các yếu tố tăng trưởng làm giảm sự rụng trứng, thụ tinh và làm tổ của phôi.
3. Bất thường ở cổ tử cung
Chất nhầy ở cổ tử cung bình thường chính là môi trường thuận lợi cho việc di chuyển của tinh trùng. Vì vậy, nếu phụ nữ bị chấn thương cổ tử cung (bao gồm cả nguyên nhân do phẫu thuật) hay bị dị tật bẩm sinh có thể dẫn đến hẹp cổ tử cung và không có khả năng sản xuất chất nhầy như bình thường; do đó sẽ làm giảm khả năng sinh sản.
4. Vô sinh do yếu tố miễn dịch
Tự kháng thể
Tỷ lệ các bất thường về miễn dịch ở những phụ nữ suy giảm khả năng sinh sản sớm được báo cáo ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được nguyên nhân và tác động của nó một cách rõ ràng.
Bệnh Celiac
Bệnh celiac (không dung nạp Gluten) đây là bệnh gây ra do phản ứng với gluten; không cho cơ thể hấp thu các thực phẩm có chứa gluten. Gluten là các protein khác nhau được tìm thấy trong lúa mì và trong các loại ngũ cốc khác như lúa mạch và lúa mạch đen.
Phụ nữ mắc bệnh celiac không được điều trị có thể có tần suất bất thường về sinh sản tăng lên; bao gồm vô sinh, sảy thai và hạn chế tăng trưởng trong tử cung.
GENE
Các cặp vợ chồng vô sinh do gene là những người có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể cao hơn so với dân số nói chung. Tần số thay đổi tùy theo nguyên nhân gây vô sinh và tiền sử lâm sàng.
Các dị tật phổ biến nhất liên quan đến vô sinh do gene là 45, X (hội chứng Turner) ở phụ nữ và 47, XXY (hội chứng Klinefelter) ở nam giới.
Các gen riêng lẻ ảnh hưởng đến sự sinh sản đã được xác định; bao gồm KAL1 (hội chứng Kallmann), thụ thể GnRH, thụ thể FSH, tiểu đơn vị beta của FSH, thụ thể LH,…
5. Vô sinh do thói quen sinh hoạt
Cân nặng hợp lý, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, cà phê và luyện tập thể dục thường xuyên giúp tăng cơ hội có thai và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ sau này.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang