googleb578e89369db4e48.html

5 Tips cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

11:43 - 16/11/2023 Lượt xem: 372 Tác giả: Thu Hoàng

Tiểu đường thai kì là bệnh lý rối loạn chuyển hoá thường hay gặp và có xu hướng ngày càng tăng. Nếu không có chế độ chăm sóc và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra những biến chứng không mong muốn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là 5 Tips cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

1. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi?

Nếu tình trạng đái tháo đường thai kỳ được kiểm soát tốt thì thai nhi vẫn có thể phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, bao gồm:

  • Tăng nguy cơ sinh non, thai dị tật, thai to, thai chậm tăng trưởng, sảy thai, thai lưu,.. nếu mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiền sản giật và thường phải mổ lấy thai,…
  • Trẻ sinh non có nguy cơ mắc các biến chứng của sinh non như vàng da, hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp sau sinh,…
  • Cả mẹ và bé đều có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 sau sinh.

tiểu đường thai kỳ

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ

Để chẩn đoán tiểu đường trong thời gian mang thai, bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose đường uống:

Mẫu máu xét nghiệm sẽ được lấy 3 lần và ở 3 thời điểm khác nhau. Cụ thể:

- Lần 1: Lấy máu khi đói (mẹ bầu đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng).

- Lần 2: Lấy máu ở thời điểm 1 tiếng sau khi mẹ bầu uống 75 gam glucose.

- Lần 3: Lấy máu ở thời điểm 2 tiếng sau khi mẹ bầu uống 75 gam glucose.

Kết quả được đánh giá là bình thường khi:

- Chỉ số đường huyết lúc đói là 92 mg/dL(<5,1 mmol/L)

- Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ là 180 mg/dL(<10 mmol/L).

- Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ là 153 mg/dL(<8,5 mmol/L).

Nếu một trong số ba chỉ số trên cao hơn mức bình thường nêu trên thì thai phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường.

Thông thường, với những mẹ bầu có yếu tố nguy cơ cao thì xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường cần được thực hiện ở lần khám thai đầu tiên. Nhưng với những trường hợp không có yếu tố nguy cơ thì nên làm xét nghiệm ở tuần thai thứ 24 đến 28. Lưu ý, mẹ bầu nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

tiểu đường thai kỳ

3. 5 tips điều trị cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ

  • Có chế độ ăn hợp lý:

Theo hướng dẫn của bác sỹ nội tiết, chuyên gia dinh dưỡng, bác sỹ sản khoa của bạn.

Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, bao gồm những bữa chính và bữa phụ.

Nên ăn đa dạng thực phẩm.

Nên ưu tiên nhiều chất xơ và thực phẩm có chứa carbonhydrat thấp như ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch,..

Những bữa ăn nhẹ, mẹ bầu không nên lựa chọn bánh quy hay bánh ngọt mà nên lựa chọn các loại trái cây, sữa chua, rau củ. Lưu ý, khẩu phần ăn phù hợp, không nên ăn quá nhiều.

Hạn chế ăn chất béo, những thực phẩm nhiều dầu mỡ.

tiểu đường thai kỳ

  • Tập luyện thường xuyên

Tập luyện là một cách kiểm soát tốt đường huyết, giúp cân bằng lượng thức ăn đưa vào. Sau khi tham khảo ý kiến bác sỹ của bạn, bạn nên tập đều đặn trong và sau khi mang thai.

Tập ít nhất 30 phút, vận động trung bình, ít nhất 5 ngày/tuần. Có thể đi bộ, bơi hoặc các hoạt động với trẻ nhỏ.

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên

Khi mang thai, nhu cầu năng lượng của cơ thể thay đổi, nồng độ đường máu có thể thay đổi nhanh chóng. Theo dõi đường huyết thường xuyên, theo sự hướng dẫn của bác sỹ của bạn.

  • Sử dụng Insulin nếu có chỉ định

Một số phụ nữ ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn ra còn phải tiêm Insulin. Việc tiêm Insulin phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Insulin giúp kiểm soát lượng đường huyết của bạn.

  • Kiểm tra tiểu đường sau khi sinh

Kiểm tra sau sinh trong khoảng 4 đến 12 tuần sau sinh, định kì kiểm tra lại 1 – 3 năm/ lần.

Một số phụ nữ phát triển thành tiểu đường type II. Do đó, phụ nữ đã bị tiểu đường thai kỳ cần duy trì chế độ tập luyện, chế độ ăn cân bằng, và kiểm tra đường huyết mỗi 1 – 3 năm.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết