6 Nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở mẹ bầu
06:12 - 27/05/2020 Lượt xem: 496
Theo thống kê cho thấy có 10 – 40% mẹ bầu bị táo bón trong thời gian mang thai. Táo bón có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bà bầu hay bị táo bón ? Chúng ta hãy cùng […]
Theo thống kê cho thấy có 10 – 40% mẹ bầu bị táo bón trong thời gian mang thai. Táo bón có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bà bầu hay bị táo bón ? Chúng ta hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về vấn đề này nhé !
1. Ảnh hưởng của táo bón đến mẹ và bé
Táo bón không chỉ gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe của mẹ cũng như của thai nhi.
Đối với mẹ:
Táo bón lâu ngày (bà bầu bị táo bón nặng) có thể dẫn tới những hậu quả và biến chứng như:
- Đi ngoài ra máu
- Nứt kẽ hậu môn
- Đau bụng vùng tiểu khung
- Tắc ruột do khối “ u phân”
- Thay đổi tâm lý, khó chịu
- Sợ đi ngoài
- Trĩ nội, trĩ ngoại
- Suy kiệt – nhiễm độc mạn
- Tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng
- Chưa kể đến việc khi bị táo bón, mẹ bầu thường dùng sức để rặn mỗi khi đi đại tiện, điều này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Đối với bé:
Do mẹ bị táo bón dẫn đến phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể, các chất độc hại có trong phân có thể hấp thu ngược lại cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bị táo bón cũng làm cho các mẹ bầu chán ăn, hấp thu dinh dưỡng kém, làm cho thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, khi sinh ra sẽ thấp bé, thiếu cân, vv.
2. 6 Nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở mẹ bầu
Tăng hormone progesterone
Nồng độ nội tiết tố progesterone tăng lên khi mang thai khiến các cơ (bao gồm cả ruột) thư giãn. Và giảm nhu động ruột cũng đồng nghĩa quá trình tiêu hóa sẽ chậm hơn.
Sự phát triển của thai nhi
Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Mặt khác, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn.
Hệ vi sinh xáo trộn
Khi mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi làm cho thành phần vi sinh vật trong cơ thể bị xáo trộn, ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất của cơ thể, gây ra táo bón. Cộng thêm thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa và táo bón. Bên cạnh đó việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thu và tiêu hóa kịp thời cũng dẫn đến táo bón.
Bổ sung sắt
Tác dụng phụ thường gặp khi uống viên sắt là táo bón. Đây cũng là một vấn đề rất thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai. Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ bầu có thể bị ợ nóng, thấy khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, nhưng hiện tượng này ít xảy ra.
Chế độ ăn thiếu chất xơ
Không có chế độ ăn hợp lý như ăn quá nhiều tinh bột, đồ ngọt, ít rau xanh, hoa quả, sữa chua là một trong những lý do khiến bà bầu bị táo bón.
Ít vận động
Việc tăng cân nhanh và ít vận động cơ thể cũng là những thủ phạm khiến táo bón trở thành người bạn đồng hành bất đắc dĩ trong suốt thai kỳ.
3. Những điều mẹ bầu nên và không nên làm khi bị táo bón
Nên làm:
- Uống nhiều nước 2-2,5l/ ngày
- Ăn nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, các loại hạt…
- Vận động: Mỗi ngày mẹ bầu nên vận động ít nhất 15 phút. Có thể là đi bộ, bơi, tập yoga hay các bài thể dục dành cho bà bầu. Việc này không chỉ giúp ngừa táo bón mà còn tăng cường sức khỏe rất tốt.
- Ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Đó là các thực phẩm có chứa probiotic, tiêu biểu nhất chính là sữa chua.
- Rèn luyện và tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ, thời điểm tốt nhất là buổi sáng và sau các bữa ăn trong ngày bởi lúc này trực tràng có nhu động mạnh nhất.
Không nên làm:
- Không nên rặn vì:
Nếu rặn mạnh thì sẽ gây ra sự kích thích các cơ co của tử cung, rất dễ dẫn đến bị sảy thai trong những tháng đầu của thai kỳ, hoặc nếu bạn đang trong những tháng cuối thai kỳ thì rất dễ bị sinh non.
Đồng thời, việc cố rặng để đẩy phân ra ngoài cơ thể có thể sẽ dẫn đến tình trạng bà bầu bị nứt kẽ hậu môn, gây viêm và đi kèm theo triệu chứng là đi đại tiện ra máu…
- Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì:
Có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau thắt bụng, đầy hơi, chướng bụng; giảm hấp thu dinh dưỡng và các loại thuốc khác vào máu; nồng độ muối magiê trong máu thấp hơn, ảnh hưởng tới con sau này.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai uy tín tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Mẹ bầu có thể đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang