googleb578e89369db4e48.html

7 điều về ốm nghén mà không phải mẹ bầu nào cũng biết

01:41 - 17/01/2020 Lượt xem: 538

Ốm nghén là một trong những tác động đầu tiên của em bé với người mẹ trong thời kỳ mang thai. Được rất nhiều mẹ quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu đúng về nó. Dưới đây là 7 điều về nghén mà mẹ bầu nên biết. 1. […]

Ốm nghén là một trong những tác động đầu tiên của em bé với người mẹ trong thời kỳ mang thai. Được rất nhiều mẹ quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu đúng về nó. Dưới đây là 7 điều về nghén mà mẹ bầu nên biết.

7 điều cần biết về ốm nghén
7 điều về ốm nghén mà không phải mẹ bầu nào cũng biết

1. Thời gian ốm nghén kéo dài bao lâu?

Biểu hiện nghén của mẹ bầu thường xuất hiện từ tuần thai thứ 6 và hầu hết sẽ cảm thấy thuyên giảm vào tuần thứ 16. Chỉ một số nhỏ (khoảng 10%) còn bị buồn nôn và nôn kéo dài trong suốt thai kỳ đến lúc sinh.

2. Vì sao lại có dấu hiệu ốm nghén?

Có rất nhiều lý do được mọi người đưa ra khi dấu hiệu ốm nghén xuất hiện. Nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là khi mang thai, nồng độ nội tiết trong cơ thể người mẹ tăng lên. Làm kích thích tăng acid dạ dày, dãn các cơ hệ tiêu hóa, dẫn tới cảm giác buồn nôn, nôn nghén cho mẹ bầu.

3. Mẹ bị ốm nghén thì em bé có làm sao không?

Nhìn chung đa số các mẹ bầu đều lo lắng về việc mình nghén thì sẽ ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

Do mẹ không ăn uống được và mệt mỏi; chế độ nghỉ ngơi không tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng đầu thì việc ăn uống của người mẹ không ảnh hưởng quá nhiều tới em bé, và em bé vẫn phát triển hoàn toàn khỏe mạnh ở giai đoạn này.

Trong một số ít trường hợp mẹ bầu nghén quá nặng, không ăn uống được trong một thời gian dài, gây tình trạng sụt cân, kiệt sức… có thể gây tình trạng sẩy thai. Khi đó mẹ bầu cần có sự tư vấn, can thiệp của bác sĩ.

4. Những trường hợp có thể bị nghén nặng hơn?

– Những bà mẹ mang đa thai.

– Phụ nữ dễ bị say tàu xe, say sóng.

– phụ nữ có hệ thần kinh nhạy cảm, có phản xạ rất mạnh với những thay đổi trong cơ thể.

5. Ốm nghén giúp em bé thông minh?

Sự thật là dấu hiệu này phần lớn do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể người mẹ khi mang thai. Và điều này không có liên quan đến sự phát triển trí não của thai nhi hay bệnh lý tim mạch như nhiều người lầm tưởng.

6. Không ăn hoặc ăn ít sẽ giảm ốm nghén

Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Vì nếu bà bầu không chịu ăn, không có gì trong bụng thì cơ thể sẽ bị nghén nặng hơn do suy nhược; sẽ rất dễ dẫn tới mất nước và rối loạn chuyển hóa. Cùng với đó khi đói sẽ làm tăng dịch vị dạ dày nên mẹ dễ buồn nôn. Chính vì vậy, việc ăn uống đúng cách rất quan trọng để giảm bớt cảm giác nôn nghén.

7. Có thể khống chế được cơn nghén

Chính xác! Bạn hoàn toàn có thể khống chế và làm giảm nghén bằng nhiều cách. Mặc dù không thể trị dứt điểm nhưng mẹ bầu sẽ cảm thấy bớt khó chịu hơn.

Ngoài một số loại thuốc được bác sĩ kê toa, các mẹ bầu nên dùng thêm các loại thảo dược hay mùi vị giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, như mùi sả, kẹo gừng, trà gừng hoặc bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, uống đủ nước…

Tóm lại, nghén là biểu sinh lý bình thường của mẹ bầu nhưng cần có sự chăm sóc của gia đình và theo dõi của bác sĩ. Phòng khám 43 Nguyễn Khang rất hân hạnh được tiếp đón và đi cũng mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Để mẹ bầu vượt qua tháng ngày “mang nặng, đẻ đau” một cách nhẹ nhàng nhất!

 

XEM THÊM:

                    BÍ KÍP GIẢM KHÓ CHỊU KHI MANG THAI

                    DINH DƯỠNG KHI MANG THAI: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC MẸ BẦU

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang