7 Tác nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
04:37 - 10/08/2020 Lượt xem: 467
Bạn có biết thói quen sống hằng ngày tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Có thể là nguyên nhân gây ra một số dị tật bẩm sinh ở trẻ do cha mẹ có lối sống không lành mạnh. Dưới đây là 7 tác […]
Bạn có biết thói quen sống hằng ngày tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Có thể là nguyên nhân gây ra một số dị tật bẩm sinh ở trẻ do cha mẹ có lối sống không lành mạnh. Dưới đây là 7 tác nhân gây ra dị tật ở trẻ mà bạn nên biết để con trẻ sau này sinh ra được khỏe mạnh.
1. Thường xuyên căng thẳng
Những bà mẹ thường xuyên phải chịu áp lực từ công việc; gia đình sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi sinh ra của một bà mẹ luôn trong tâm trạng thoải mái chắc chắn sẽ thông minh; nhanh nhẹn, phát triển tốt hơn đứa trẻ sinh ra bởi một bà mẹ luôn bị stress. Vì thế, bạn chỉ nên mang thai khi giải quyết được các vấn đề tạo ra căng thẳng cho bản thân để đứa trẻ sinh ra được sống và phát triển toàn diện. Biểu hiện căng thẳng kéo dài của bạn có thể khiến trẻ bị tật sứt môi, hở hàm ếch.
2. Uống thuốc bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ
Khi mang thai cơ thể bạn rất nhạy cảm với các bệnh từ bên ngoài. Bạn nên siêu âm thai định kỳ, đến các cơ sở khám bệnh uy tín để nhận được lời khuyên đúng đắn. Đừng tự tiện uống thuốc bừa bãi; chúng ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Trừ các loại thuốc bổ sung vitamin, các chất cần thiết là bạn có thể tự mua uống; tất cả các loại thuốc điều trị bệnh khác đều phải thông qua sự cho phép của bác sĩ. Việc tự mua thuốc uống sẽ chỉ khiến cơ thể bạn và thai nhi ngày một tệ hơn mà thôi.
3. Sử dụng các chất kích thích
Hút thuốc lá
Khói thuốc sẽ tạo cho bạn một cá tính riêng biệt, giảm áp lực cuộc sống; nhưng chúng lại không hề tốt đối với thai nhi. Hút thuốc, bất kể là ít hay nhiều đều sẽ khiến đứa trẻ sinh ra yếu đi, bị dị tật. Còn nặng hơn, hút quá nhiều khói thuốc sẽ làm chất độc này đi vào nhau thai, làm thai bị sinh non, thậm chí là chết lưu. Thai chết lưu vào những tuần cuối của thai kỳ thì sản phụ sẽ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh là rất cao.
Uống bia, rượu
Bia, rượu và các chất có cồn nếu uống vừa đủ sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Nhưng ít ai có thể kiềm chế mà uống một cách có khoa học các chất kích thích này. Chính vì vậy, các bà mẹ đang mang thai nên tránh xa bia rượu, đề phòng cuộc vui sẽ khiến bạn uống quá đà, ảnh hưởng đến thai nhi. Thai nhi sinh ra trong trường hợp này sẽ phát triển trí não kém, tai mũi phát triển không bình thường,…
4. Có con sau tuổi 35
Đây là độ tuổi rất quan trọng, những phụ nữ muốn mang thai sau độ tuổi này cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Những đứa trẻ được sinh ra khi các bà mẹ đã sau tuổi 35 có tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh cao hơn rất nhiều. Dị tật thường mắc nhất ở độ tuổi sau 35 là hội chứng Down. Đối với các phụ nữ sau 35 mà vẫn muốn có con, cần phải siêu âm thai định kỳ để nhận được lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ.
5. X-quang
Nếu để ý, bạn có thể dễ dàng thấy biển cấm phụ nữ mang thai lại gần các phòng chụp X-quang. Thai nhi có thể chịu được sóng âm từ việc siêu âm thai, nhưng tia X thì không thể. Tia X xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật rất nghiêm trọng. Nhẹ có thể gây ra các dị tật đơn giản, nặng có thể gây thiếu bộ phận cơ thể; hay các bộ phận phát triển không đều, ảnh hưởng đến đời sống sau này của con trẻ.
6. Các bệnh truyền nhiễm
Khi mang thai mẹ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ mắc các dị tật, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Mẹ bị đái tháo đường; Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm; khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.
Khi mắc các bệnh truyền nhiễm, có khả năng di truyền thì bạn cần siêu âm thai định kỳ; thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ để bệnh không lây sang thai nhi. Đứa trẻ nào cũng được quyền sinh ra và lớn lên trong điều kiện tốt nhất; đừng để bệnh của bạn ảnh hưởng đến tương lai sau này của chúng. Siêu âm thai và khám sức khỏe thường xuyên là biện pháp tốt và hữu hiệu nhất.
7. Mẹ làm việc trong môi trường độc hại hoặc tiếp xúc với các hóa chất khi mang thai
Việc mẹ bầu tiếp xúc với một số loại thuốc và các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, thuốc nhộm tóc và chất phóng xạ…) trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng và mắc dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, làm việc hoặc sống gần các khu vực chất thải, lò luyện kim hoặc hầm mỏ cũng có thể là một rủi ro lớn.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ bầu hãy chọn cho mình lối sống lành mạnh, có thai trong điều kiện tốt nhất và siêu âm thai, khám thai định kỳ.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm. Đến với phòng khám các mẹ bầu sẽ được chăm sóc thai kỳ một cách toàn diện nhất, an tâm nhất.
Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn
Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.