googleb578e89369db4e48.html

8 dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần ghi nhớ để chào đón bé yêu

15:53 - 03/10/2023 Lượt xem: 300 Tác giả: Kim Ngân

Sự chào đời của bé là điều hạnh phúc nhất của cha mẹ. Do đó các bậc phụ huynh luôn mong muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn này. Tâm lý lo lắng của các mẹ bầu ở những tháng cuối là khá dễ hiểu bởi họ không biết chính xác thời điểm chuyển dạ. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng hãy chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái và lưu ý những dấu hiệu sắp sinh dưới đây nhé!

Chuyển dạ là gì?

Những dấu hiệu chuyển dạ

Chuyển dạ là khi thai nhi và bánh rau được đưa ra khỏi buồng tử cung 

Chuyển dạ là quá trình diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ khi đó thai nhi và bánh nhau sẽ được đưa ra khỏi buồng tử cung qua âm đạo của mẹ. Những triệu chứng sắp sinh ở những tháng cuối thường gặp như: xuất hiện các cơm co thắt ở tử cung, bụng gò cứng, cổ tử cung mở rộng dần. Sau đó các cơn đau sẽ xuất hiện đều đặn hơn, giữa các cơn đau, gò cứng bụng phần bụng sẽ trở nên mềm và mẹ sẽ có cảm giác dễ chịu, thư giãn hơn.

Từ lúc xuất hiện cơn co đầu tiên đến khoảng thời gian chuyển dạ thì thai nhi sẽ di chuyển xuống dưới vào khung chậu của mẹ. Thai nhi sẽ dần lọt qua khung chậu của người mẹ khi cổ tử cung mở trọn 10 cm và sức rặn của người mẹ.

Quá trình sinh của người mẹ sẽ diễn ra qua những giai đoạn sau:

  • Tuần thai thứ 38-42: Bắt đầu chuyển dạ (Trung bình 40 tuần sẽ là ngày sinh dự kiến của các mẹ), lúc này con đã khỏe mạnh có thể sống khỏe mạnh ngoài tử cung được.
  • Tuần thai thứ 22-37 tuần: Chuyển dạ tuần thai này được coi là chuyển dạ non.
  • Tuổi thai thứ 42 tuần: Được coi là sinh muộn.

Các dấu hiệu sắp sinh và chuyển dạ điển hình hay gặp nhất

những dấu hiệu chuyển dạ thường gặp Khi đã đủ 9 tháng 10 ngày thì các mẹ nên chuẩn bị tinh thần chào đón thiên thần nhỏ 

Khi mang thai đã đủ 9 tháng 10 ngày thì bắt đầu đến thời kỳ sinh nở tuy nhiên các bé có thể chào đời bất cứ lúc nào nên các mẹ phải luôn trong trạng thái chuẩn bị tinh thần để có thể chào đón thiên thần nhỏ bất cứ lúc nào nhé!

Mẹ có dấu hiệu sa bụng dưới

Ở giai đoạn cuối thai kỳ thai nhi sẽ  di chuyển xuống khi vực xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước thời gian sinh một vài tuần hoặc vài giờ trước khi sinh. Đặc biệt đối với các mẹ sinh con đầu lòng thì các dấu hiệu này lại càng rõ ràng.

Tại thời điểm này, phần đầu của em bé sẽ chèn ép lên bàng quang làm mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn trong ngày và có cảm y, đầu của trẻ sẽ chèn ép lên bàng quang và làm cho mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn giống như 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, cảm giác trằn nặng ở bụng dưới nhiều hơn nên mẹ bầu sẽ thấy mình di chuyển khó khăn, nặng nề hơn. Mặt khác, tin vui cho các mẹ bầu là lúc này, mẹ sẽ cảm giác dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi và làm giảm áp lực lên lồng ngực. 

Chuyển dạ thực sự khi có cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung là dấu hiệu chuyển dạ những tháng cuối thai kỳCơn gò tử cung là dấu hiệu đặc trưng nhất khi chuyển dạ 

Dấu hiệu hay gặp nhất của thai phụ đó là cơn gò tử cung. Trong suốt thai kỳ các cơn co thắt tử cung vẫn sẽ xuất hiện những sẽ không đều mà ngắt quãng, tần xuất thưa, không gây đau, không làm xóa mừo cổ tử cung khi siêu âm, những dấu hiệu này là của cơn gò chuyển dạ giả.

Khi ở tháng cuối các cơn co thắt diễn ra với tần xuất tăng dần và cường độ sẽ tăng lên. Mẹ cảm thấy đau khi có cơn gò, bụng cứng lên kể cả khi mẹ đã đổi tất cả các tư thế thoải mái nhất. Khoảng 5-10 phút sẽ xuất hiện một cơn gò kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút. Hiện nay

Các cơn co thắt thật sự thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ diễn ra  với cường độ và tần suất tăng dần. Lúc này, thai phụ sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm dù đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn gò thật sự diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện một cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần 2-3 phút có 1 cơn. Vì vậy, sẽ không quá khó để thai phụ có thể phân biệt giữa co thắt sinh lý và co thắt chuyển dạ.

Vỡ ối

Đây là một dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mẹ bắt đầu chuyển dạ hoặc sắp sinh em bé. Thai nhi được phát triển trong túi ối, khi nó vỡ tức là em bé chuẩn bị chào đời. Mỗi mẹ đều có một cảm giác vỡ ối khác nhau. Thường cảm giác sẽ là một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh đột ngột ra từ đường âm đạo nhưng không có cảm giác đau.

Nhưng có trường hợp mẹ bầu sẽ chỉ thấy nước chảy rât ít và thành dòng nhỏ, chầm chậm xuống dưới chân. Nhiều mẹ sẽ nhầm với nước tiểu, khi đó nếu không phân biệt được mẹ bầu nên khám lại với bác sĩ hoặc đến cơ sở gần nhất.

Vỡ ới ở bất kỳ thời điểm nào đều ảnh hưởng đến thai nhi và rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Khi mẹ bầu đã ở tuần thai thứ 37 thì việc sinh nở sẽ diễn ra trong khoảng 12-24 giờ sau khi vỡ ối. Tuy nhiên nếu mẹ vỡ ối không thể sinh thường thì bác sĩ sẽ phải can thiệp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Cổ tử cung mở, giãn nở

Cổ tử cung giãn nở là dấu hiệu chuyển dạ điển hình nhất Cổ tử cung mở khoảng 10 cm là em bé sẵn sàng chào đời 

Ở những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của cổ tử cung sẽ giãn ra và mỏng để chuẩn bị đường cho bé chào đời . Các bác sĩ có thể theo dõi, đánh giá độ xóa mở của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo.

Mỗi thai phụ sẽ có một tốc độ mở cổ tử cung khác nhau, khi cổ tử cung mở được khoảng 10 cm thì được xem là thuận lợi cho cuộc vượt cạn quan trọng này. Sẽ có 2 giai đoạn trong quá trình mở tử cung:

  • Giai đoạn đầu: Cổ tử cung bắt đầu mở đến 3 cm, tiến triển chậm châmj thì sẽ rơi vào khoảng 6-8 giờ, trung bình cứ mỗi giờ mở 1 cm.
  • Giai đoạn hai: Cổ tử cung mở từ 3-10 cm, tiến triển nhanh trong khoảng 7 giờ, cứ mỗi giờ có thể giãn tối thiểu 1 cm.

Mất nút nhầy

Nút nhầy là một khối chất nhầy tại phần lỗ cổ tử cung dùng để ngăn chặn vi khuẩn, virus và các nguồn lây nhiễm khác xâm nhập vào tử cung. Khi thai sang tuần thứ 37 – 40 của thai kỳ, âm đạo thường sẽ tiết ra chất nhầy hồng hoặc hơi đỏ thì đó là dấu hiệu mất nút nhầy cổ tử cung.

Bản năng làm tổ

Những tháng cuối mẹ bầu sẽ mệt mỏi như 3 tháng đầu mang thai, bụng sẽ to hơn gây chèn ép lên bàng quang dẫn đến mẹ bầu đi tiểu đêm thường xuyên hơn nên giấc ngủ sẽ chập chờn hơn. Trong giai đoạn này nhiều mẹ bầu sẽ hứng khởi trong việc dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc chuẩn bị đón bé chào đời. Đây được coi như là dấu hiệu sắp sinh bản năng của người mẹ muốn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất.

Chuột rút, thắt lưng đau nhức

Những cơn chuột rút sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trong giai đoạn sắp sinh. Tình trạng đau mỏi hai bên háng và lưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt đối với lần mang thai đầu tiên các dấu hiệu nhận biết sẽ càng đặc trưng hơn.

Giãn khớp

Trong thời gian thai kỳ, các hormone relaxin khiến cho dây chằng của mẹ trở nên mềm và giãn hơn. Lúc này, các khớp xương sẽ linh hoạt hơn để khung xương chậu giãn mở rộng và điều kiện thuận lợi cho quá trình lâm bồn.

Từ tuần thứ 37 trở đi, dấu hiệu sắp sinh sẽ bắt đầu xuất hiện. Việc nhận biết những dấu hiệu này sẽ giúp cho các mẹ chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn. Các mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ vật dụng, tư trang chu đáo cho cả mẹ, cả bé nhé!

 

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có thể sinh thường không?
Em bé nấc cụt trong bụng, mẹ đã biết?
Hướng dẫn mẹ cách nhận biết dịch âm đạo khi mang thai
Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả ngay tại nhà
Điểm danh những thực phẩm “VÀNG” làm tăng khả năng thụ thai