8 mốc khám thai quan trọng nhất định mẹ bầu không được bỏ lỡ
16:55 - 24/02/2024 Lượt xem: 344 Tác giả: Thu Hoàng
Khám thai đầy đủ và đúng lịch vô cùng quan trọng giúp thai phụ biết được sự phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn cách theo dõi, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là 8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không nên bỏ lỡ.
1. Lợi ích của việc khám thai đầy đủ và đúng lịch
Khám thai là một việc làm vô cùng cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai. Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp thai phụ biết được sự phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn cách theo dõi, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ bầu thường được khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm…
Việc thực hiện các xét nghiệm là cần thiết giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
2.8 mốc khám thai quan trọng mẹ không nên bỏ qua
Chậm kinh và thử HCG (+):
- Mốc khám đầu tiên xác định xem thai vào tử cung chưa, kiểm tra các vấn đề về tử cung và buồng trứng.
- Siêu âm xác định vị trí làm tổ của thai, loại trừ tình huống mang thai ngoài tử cung gây nguy hiểm.
- Xét nghiệm máu kiểm tra sự hiện diện của hormone hCG trong trường hợp siêu âm không thấy rõ túi thai hoặc siêu âm có dấu hiệu bất thường.
- Kiểm tra cân nặng, đo chiều cao để tính chỉ số BMI để đánh giá tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Nếu chỉ số BMI quá cao, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra.
- Kiểm tra huyết áp xem mẹ bầu có tăng huyết áp hay không, phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật.
- Khám thai bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bổ sung các nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai, hướng dẫn chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, tư vấn lối sống lành mạnh và các điều cần tránh khi mới mang thai.
Thai 6 - 8 tuần:
- Kiểm tra tình trạng phát triển của thai
- Xem phôi thai và tim thai
- Làm xét nghiệm máu tổng quát sắt, canxi, công thức máu, viêm gan b…kiểm tra các bệnh lí về máu, bệnh truyền nhiễm.
- Khám thai định kỳ kiểm tra huyết áp, nước tiểu, cân nặng. Dựa vào xét nghiệm máu bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dùng thuốc và dinh dưỡng phù hợp với tuổi thai.
Thai 12 - 14 tuần:
- Siêu âm đo độ mờ da gáy và những dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như Down, Edward, Patau, và các bất thường hình thái học khác…
- Làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh như Nipt hoặc Double test.
- Làm xét nghiệm tầm soát tiền sản giật.
- Khám thai, xét nghiệm nước tiểu định kỳ
Thai 16 - 18 tuần:
- Kiểm tra thường quy như cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm… để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
- Nếu ở lần khám thai trước mẹ bầu chưa được làm xét nghiệm máu để tầm soát các bất thường số lượng nhiễm sắc thể thường gặp, tại đợt khám này mẹ sẽ được làm Triple Test hoặc có thể làm NIPT.
- Đo chiều dài cổ tử cung đối với những mẹ bầu có tiền sử sinh non hoặc thai kỳ có yếu tố nguy cơ.
Thai 22 - 24 tuần:
- Siêu âm hình thái phát hiện những bất thường nếu có, chẳng hạn như hở hàm ếch, dị tật sứt môi, dị dạng ở cơ quan và nội tạng…
- Mốc chính để khảo sát dị tật tim
- Khám thai định kỳ
Thai 26 - 28 tuần:
- Đánh giá sự phát triển của thai, khảo sát hình thái
- Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
- Tiêm uốn ván mũi 1
- Khám thai định kỳ
Thai 30 - 32 tuần:
- Siêu âm hình thái khảo sát dị tật muộn
- Đánh giá rau, ối, sự phát triển của thai
- Tiêm uốn ván mũi 2
- Khám thai định kỳ
Thai 30 - 40 tuần:
- Kiểm tra sự phát triển của thai, đo doppler mạch
- Đo monitoring
- Dự đoán cân nặng và tiên lượng cuộc sinh
- Khám thai định kỳ.
3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi khám thai?
Khi đã nắm được các mốc quan trọng cần đi khám hoặc sau lần khám thai đầu tiên các bác sĩ đều hướng dẫn và cho lịch hẹn cho lần khám sau, mẹ bầu cần ghi nhớ để đi khám đầy đủ và đúng thời điểm theo lịch hẹn của bác sĩ.
Khi đi khám thai, các mẹ bầu cần mặc trang phục rộng rãi, co giãn tốt, đi giày đế bệt, không mặc váy liền và quần áo bó sát sẽ gây khó khăn cũng như mất thời gian khi khám.
Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi siêu âm thai, mẹ bầu có thể được yêu cầu uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm. Mẹ bầu cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trước khi siêu âm để bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi hơn.
Nếu được chỉ định xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần tuân thủ nhịn ăn theo lời dặn của bác sĩ.
Mẹ bầu cần lưu giữ hồ sơ và kết quả xét nghiệm những lần khám thai trước và mang khi đi khám những lần sau.
Hy vọng qua bài viết này mẹ bầu sẽ nắm được các mốc khám thai quan trọng để không bỏ lỡ các xét nghiệm tầm soát, sàng lọc dị tật thai nhi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline 0243 783 6145 phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang để được các chuyên gia sản phụ khoa tư vấn hỗ trợ.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.