googleb578e89369db4e48.html

Ai có nguy cơ bị thoát rốn khi mang thai ?

08:51 - 11/09/2020 Lượt xem: 1767

Khi bụng bạn lớn dần, rốn có thể sẽ có hiện tượng lồi lên và đây là hiện tượng bình thường trong thời gian mang thai. Nhưng đôi khi, tình trạng này xuất hiện có thể là dấu hiệu cho một vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như thoát vị. 1. Dấu hiệu nhận […]

Khi bụng bạn lớn dần, rốn có thể sẽ có hiện tượng lồi lên và đây là hiện tượng bình thường trong thời gian mang thai. Nhưng đôi khi, tình trạng này xuất hiện có thể là dấu hiệu cho một vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như thoát vị.

1. Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị thoát vị rốn

Nếu phụ nữ đang mang thai nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây , điều đó có thể là do thoát vị rốn:

      • Xung quanh rốn trở thành hình thuôn hoặc hình cầu.
      • Bà bầu cảm thấy đau trong hoặc xung quanh rốn khi ho, hắt hơi hay khi cúi xuống.
      • Mẹ bầu cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển ở giai đoạn sau của thai kỳ
      • Đau rốn – tình trạng này xảy ra khi một phần của ruột hoặc mô mỡ ép vào khu vực gần rốn, dẫn đến phình hoặc sưng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, sự sưng phồng này có thể trở thành một tình trạng nghiêm trọng

2. Những mẹ bầu có nguy cơ bị thoát vị khi mang thai

thoát vị rốn khi mang thai
Mẹ bầu bị béo phì hoặc tăng cân quá nhiều nguy cơ cao mắc chứng thoát vị rốn khi mang thai

Thoát vị xuất hiện do sức khỏe của thành cơ hoặc cơ không được phát triển hoàn toàn. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người sinh ra mắc phải. Tuy nhiên, một số yếu tố sức khỏe cũng có thể góp phần làm suy yếu mô, từ đó gây nên thoát vị, chẳng hạn như mang thai.

Cơ bắp có xu hướng căng, mỏng và yếu đi trong quá trình mang thai. Thêm vào đó, quãng thời gian bầu bí sẽ tạo ra áp lực lên vùng bụng cũng như việc cân nặng tăng lên khiến bạn cảm thấy dường như đang bị quá tải cũng góp phần vào vấn đề mẹ bầu có nguy cơ cao phát triển tình trạng thoát vị.

Theo các chuyên gia, một số yếu tố khác khiến bạn dễ bị thoát vị khi mang thai bao gồm:

      • Béo phì hoặc tăng cân
      • Mang đa thai (thai đôi, thai ba)
      • Phẫu thuật vùng bụng trước
      • Lớn tuổi
      • Có người thân mắc phải thoát vị
      • Mang vác các vật nặng
      • Hắt hơi hoặc ho mạn tính
      • Táo bón mạn tính.

3. Làm thế nào để giảm chứng thoát vị rốn khi mang thai

Nằm nghiêng để giảm bớt áp lực lên vùng rốn

Chứng thoát vị rốn khá phổ biến và thông thường sẽ tự khỏi theo thời gian. Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu do thoát vị rốn gây ra:

      • Hãy tạo một chút áp lực lên rốn khi ho hoặc hắt hơi để giảm bớt cơn đau.
      • Ngủ nghiêng sang trái hoặc phải để giảm bớt áp lực lên rốn
      • Đeo đai hỗ trợ giảm đau khi đang đứng.
      • Mặc quần áo rộng để tránh quần áo cọ sát vào rốn.
      • Nhẹ nhàng lau khô vùng rốn sau khi tắm
      • Đặt một miếng băng hỗ trợ lên rốn để ngăn quần áo cọ xát vào rốn
      • Sử dụng tinh dầu cây trà để giảm đau và tránh nhiễm trùng
      • Tuy nhiên, nếu thoát vị rốn không tự khỏi hoặc với sự trợ giúp của các bài tập đặc biệt vẫn không có dấu hiệm thuyên giảm. Mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và đưa ra giải pháp an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết