Ảnh hưởng của chức năng tuyến giáp tới thai kỳ
09:10 - 29/03/2020 Lượt xem: 549
Các bệnh lý tuyến giáp được xem là nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu. Các rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu và thai nhi. Việc làm xét nghiệm tuyến giáp trong giai đoạn đầu thai kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị là điều […]
Các bệnh lý tuyến giáp được xem là nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu. Các rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu và thai nhi. Việc làm xét nghiệm tuyến giáp trong giai đoạn đầu thai kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị là điều vô cùng cần thiết.
1. Bướu tuyến giáp là gì?
Bướu giáp trong thai kỳ là một rối loạn khá thường gặp. Các mẹ bị bướu giáp trong lúc mang thai có thể truyền sang cho con. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ diễn biến nặng thêm
Ở phụ nữ mang thai có khoảng 3 – 4% bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Rối loạn này ở phụ nữ mang thai có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cả cho mẹ và em bé nếu không được điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai
Nguyên nhân chủ yếu là do viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn hay còn gọi là bệnh Hashimoto. Có những trường hợp có thể mắc bệnh Hashimoto từ trước khi có thai hoặc ở lần mang thai đầu tiên.
Ngoài ra, các nguyên nhân gây rối loạn khác bao gồm:
- Do bà mẹ đã bị cắt tuyến giáp
- Điều trị iodine phóng xạ
- Do bệnh nhân đang điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều quá cao.
- Bướu giáp độc đa nhân
- Hạt giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng
- Tiêu thụ lượng iốt quá mức
- Những phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình có nhiều người bị bệnh tuyến giáp; những người đã bị viêm tuyến giáp, có bướu cổ to hoặc suy giáp trong lần có thai trước. Và cả những sản phụ sống trong những vùng bị thiếu iot cần được theo dõi và thăm dò.
3. Những thay đổi của chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai?
Thay đổi về hormone:
Khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra 2 hormonechính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen.
Việc tăng βhCG trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hormone TSH (hormone kích thích giáp trạng); lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Estrogen (hormone sinh dục nữ) sẽ làm tăng hóc môn tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh. Tuy nhiên hormone tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng; do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Như vậy hoạt động của tuyến giáp vẫn bình thường nếu TSH, FT3 và FT4 bình thường.
Thay đổi về kích thước:
Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước trong quá trình mang thai. Kích thước lớn hơn khoảng 10- 15%, gọi là bướu cổ. Tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ sống ở vùng núi – nơi thiếu hụt I-ốt.
Siêu âm là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện tăng kích thước tuyến giáp. Khi thai phụ có tăng kích thước tuyến giáp thì nên đến gặp bác sỹ để được xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
4. Tác động của chức năng tuyến giáp đến mẹ và bé?
Trong 10 – 12 tuần đầu của thai kỳ, đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của người mẹ. Hết 3 tháng đầu, cơ thể của bé sẽ tự sản xuất ra hormone tuyến giáp. Mặc dù vậy, bé vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng I-ốt bà mẹ ăn vào. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữa mang thai nên bổ sung 200 mcg I-ốt/ngày để duy trì chức năng tuyến giáp.
Tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản. Vì thế, khi mang thai bạn cần thực hiện thăm khám định kỳ để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Thông qua thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn biết bạn nên làm gì để bảo vệ tốt nhất tuyến này, cũng là biện pháp chủ động bảo vệ thiên chức làm mẹ của chính bạn. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang cung cấp dịch vụ siêu âm tuyến giáp phát hiện sớm những thay đổi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để đặt lịch mời bạn truy cập Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.