googleb578e89369db4e48.html

Bà bầu bị nấm âm đạo phải làm sao?

14:36 - 13/03/2023 Lượt xem: 813 Tác giả: Thu Hoàng

Nấm âm đạo là một trong những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp. Có tới 75% phụ nữ sẽ mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân thường là do sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo giữa axit và nấm men gây ra. Vậy bà bầu bị nấm âm đạo phải làm sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng bệnh lý này có thể không quá ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ và thai nhi nhưng cũng sẽ mang đến nhiều biến chứng, nhiều căn bệnh gây rắc rối cho cả mẹ và em bé. Một số biến chứng mà căn bệnh này có thể gây ra như:

Ảnh hưởng đến thai nhi: Trong quá trình sổ thai, các bé có nguy cơ bị các bệnh lý về da liễu, hô hấp hay tiêu hóa bởi sự tiếp xúc với nấm dính vào niêm mạc. Hơn nữa, có không ít trường hợp trẻ bị sinh non bởi nấm âm đạo phát triển quá nhanh gây viêm màng ối và thậm chí làm vỡ ối.

Ảnh hưởng đến thai phụ: Tình trạng nấm âm đạo khi mang thai không chỉ gây ra những khó chịu về mặt tinh thần như ngứa ngáy, đau nhức mà còn có thể gây các các biến chứng như các bệnh lý nặng như: viêm nhiễm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm tử cung,...

nấm âm đạo

2. Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai là gì?

Nấm âm đạo rất phổ biến, trong đó, phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ cao hơn cả do nồng độ hormone estrogen tăng cao, cùng nhiều thay đổi cơ địa khiến môi trường vùng kín mất cân bằng, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.

Nấm Candida là tác nhân gây nấm âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Nếu môi trường pH của âm đạo cân bằng, nấm Candida trở nên vô hại, song chúng vẫn tồn tại. Khi mang thai, nội tiết thay đổi, môi trường pH ở âm đạo cũng thay đổi sẽ tạo điều kiện cho nấm này phát triển mạnh mẽ hơn.

Phụ nữ đã từng bị nhiễm nấm Candida âm đạo thì nguy cơ tái phát khi mang thai rất cao. Điều trị bệnh và loại bỏ triệu chứng không quá khó khăn, tuy nhiên để tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây bệnh trong âm đạo thì không hề dễ dàng.

Dưới đây là những dấu hiệu mẹ bầu có thể nhận biết mình có bị nấm âm đạo hay không.

Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục hoặc như bã đậu, có thể hôi hoặc không hôi.

Do âm đạo bị sung huyết lên khí hư có thể lẫn máu.

Đau rát, khó chịu vùng kín,...

Khi mang thai, khí hư âm đạo ra nhiều là điều bình thường, tuy nhiên nếu xuất hiện kèm các dấu hiệu khác như trên thì cần cẩn thận.

3. Mẹ bầu bị nấm âm đạo phải làm sao?

Khi mẹ bầu thấy bất kỳ dấu hiệu nào như ra nhiều khí hư, đau rát vùng kín, ngứa…Mẹ bầu cần đi khám để được bác sĩ thăm khám kiểm tra tình trạng để kịp thời điều trị tránh gây ảnh hưởng đến thai.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bị nấm khi mang thai hiệu quả. Một trong số đó là dùng thuốc điều trị nấm đặt tại vị trí bị nấm, được chứng minh an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Một số loại cụ thể như viên đặt âm đạo Miconazol hoặc kem bôi như Clotrimazol 2%.

Các loại thuốc kháng nấm bằng đường uống như fluconazole cũng được sử dụng nhưng không được khuyến cáo dùng ở tam cá nguyệt thứ nhất của mẹ. Có thể sử dụng fluconazole ở tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba hoặc trong thời gian cho con bú.

nấm âm đạo

4. Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Để hạn chế nguy cơ bị nấm âm đạo, quan trọng nhất là bạn phải giữ cho vùng kín khô thoáng và sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cũng chú ý:

Mặc đồ lót làm bằng chất liệu cotton có kích thước phù hợp, không quá chật

Không mặc đồ lót khi ngủ và nên mặc các bộ đồ ngủ kiểu pijama để vùng kín được khô thoáng

Tắm bằng vòi sen thay vì tắm bồn

Sử dụng các sản phẩm dung dịch phụ nữ nhẹ nhàng và không có mùi

Không thụt rửa âm đạo hay sử dụng thuốc xịt âm đạo và chất khử mùi

Vệ sinh vùng kín thật kỹ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh (bạn nên lau khô từ trước ra sau)

Sau khi tắm hoặc đi bơi, hãy lau khô cơ thể đặc biệt là vùng kín trước khi mặc quần áo

Hạn chế lượng đường và sản phẩm ngũ cốc tinh chế trong khẩu phần ăn xuống mức thấp nhất.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 2)
Cách tăng khả năng thụ thai đối với chị em bị buồng trứng đa nang
Vì sao nấm âm đạo dễ tái phát? Cách phòng điều trị hợp lý
Nang noãn có kích thước bao nhiêu thì rụng?
Viêm tuyến bartholin vỡ mủ có nguy hiểm không?