googleb578e89369db4e48.html

Bà bầu bị tụt huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

15:57 - 22/02/2023 Lượt xem: 357 Tác giả: Thu Hoàng

Bà bầu bị tụt huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 90mmhg hoặc/và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmhg. Đây là tình trạng hay gặp ở bà bầu khiến mẹ bầu mệt mỏi, chóng mặt, thậm trí ngất xỉu. Vậy liệu tụt huyết áp có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Nguyên nhân gây huyết áp thấp khi mang thai:

Tình trạng tụt huyết áp khi mang thai thường gặp ở phụ nữ có thể trạng gầy ốm, thiếu máu, ăn ít, không cung cấp đủ vitamin 12, acid folic, sắt hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính...

Nguyên nhân chính gây huyết áp thấp khi mang thai là do lưu lượng máu trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng lên 1,2 - 1,5 lần so với bình thường để có thể cung cấp đầy đủ cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu thai kỳ, hormon progesterone được sản sinh nhiều hơn nên dễ gây giãn mạch máu và hạ huyết áp.

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác đó là:

  • Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Suy tuyến giáp
  • Mang thai đôi, ba,...
  • Chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng.

bà bầu bị tụt huyết áp

2. Bà bầu bị huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp thấp khi mang thai là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích nghi với quá trình này cũng như để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi được tốt nhất. Vì thế huyết áp thấp do thai kỳ thường không nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện từ tháng thứ 3 - 4 thai kỳ.

Song huyết áp thấp bệnh lý ở phụ nữ mang thai lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai. Đầu tiên cần nhận biết các trường hợp huyết áp thấp bệnh lý, có thể đe dọa đến sức khỏe qua các dấu hiệu gồm:

Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn, nhất là thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng dậy hoặc nằm sang ngồi dậy.

Cơ thể mệt mỏi, đuối sức cùng với những triệu chứng thai kỳ khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Cảm thấy khát nước thường xuyên, kể cả khi vừa uống nước xong.

Gặp vấn đề thị lực như hoa mắt, mờ mắt, mỏi mắt,… tình trạng này thường xuất hiện theo cơn.

Tâm lý bất ổn định, đặc biệt người mẹ thường gặp phải tình trạng lo lắng, phiền muộn.

Thở gấp, khó thở, hơi thở nóng do huyết áp thấp không đủ cấp máu tới các cơ quan, tim phải hoạt động nhiều hơn để bù lại lượng thiếu hụt này.

Da lạnh, kém sắc, đặc biệt là tay chân là các cơ quan nằm xa tim nhất nên nhận máu nuôi ít nhất do huyết áp thấp gây ra.

Rủi ro đáng lo nhất của chứng huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai là có thể gây cơn choáng váng, ngất xỉu khiến mẹ bầu té ngã, có thể va đập ảnh hưởng đến thai. Cùng với đó, máu nuôi không được vận chuyển tốt cho thai nhi nên dễ bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

3. Bà bầu cần làm gì khi huyết áp thấp?

  • Nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học

Khi mang thai, nhất là phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp, hãy cẩn thận hơn trong mọi việc di chuyển, làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Giảm tốc độ thực hiện mọi thứ sẽ giúp cơ thể thích ứng với vận động tốt hơn, không gây ra tình trạng tụt huyết áp do thay đổi tư thế đột ngột.

bà bầu bị tụt huyết áp

Tư thế ngủ ở phụ nữ mang thai rất quan trọng, nó không những giúp bảo vệ thai nhi và cột sống của mẹ mà còn cải thiện lưu thông máu, giúp huyết áp ổn định. Hãy dành nhiều thời gian cho giấc ngủ và nghỉ ngơi trong thời gian thai kỳ này. Cùng với đó, hạn chế hoạt động quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và dễ bị tụt huyết áp hơn.

Nhiều người cho rằng, mẹ bầu nên hạn chế vận động và đi lại để bảo vệ an toàn nhất cho thai, thực tế điều này hoàn toàn không tốt. Việc thường xuyên vận động, đi lại giúp tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường sức khỏe và duy trì huyết áp. Nên chọn các động tác và bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ. Nếu không có thời gian và sức khỏe tập luyện, đi bộ là cách vận động thích hợp nhất.

  • Cung cấp đủ nước

Tình trạng thiếu nước cũng là nguyên nhân thường gây ra tụt huyết áp, nhất là giai đoạn này triệu chứng ốm nghén, nôn mửa đang nặng nề nhất. Vì thế người mẹ nên chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể, đều đặn trong ngày bằng nước lọc, nước hoa quả, trà thảo mộc,…

  • Chế độ ăn khoa học

Ngoài việc đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, nhất là dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi theo từng giai đoạn thì nên lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Bữa ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, sắt, dinh dưỡng tốt cho tim mạch và thai nhi.
  • Hạn chế thức uống có cồn, cafein hoặc chứa chất kích thích.
  • Chia nhỏ các bữa ăn lớn trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết