googleb578e89369db4e48.html

Bà bầu đau răng khôn có nhổ được hay không?

16:49 - 14/12/2023 Lượt xem: 311 Tác giả: Kim Ngân

Các bệnh lý về răng miệng là vấn đề ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý của thai phụ bởi nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như: sinh non, tiền sản giật, bé nhẹ cân, ... Bà bầu mang thai có được nhổ răng khôn hay uống thuốc giảm đau để cải thiện và chấm dứt những cơn đau hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp được những thắc mắc trên.

Bà bầu mọc răng khôn ảnh hưởng gì không?

Bà bầu đau răng khôn ảnh hưởng nhiều không Mọc răng khôn khi mang thai là vấn đề đang lo ngại 

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 nằm ở vị trí phía trong, cuối cùng của hàm. Răng thường sẽ mọc trong độ tuổi 17-25 tuổi.

Trường hợp răng khôn của bà bầu mọc lệch vị trí

Răng khôn mọc có tác dụng hỗ trợ nghiền, nhai thức ăn tuy nhiên do răng mọc cuối cùng của hàm do đó không gian mọc hẹp và rất dễ bị mọc lệch, mọc kẹt dẫn đến tình trạng sưng, đau, viêm gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai cơ địa nhạy cảm và yếu ớt vì nội tiết tố thay đổi. Hàm lượng canxi trong cơ thể của người mẹ giảm do một hàm lượng canxi sẽ dành để cung cấp cho thai nhi. Do đó, các triệu chứng răng khôn sẽ diễn ra dữ dội hơn, đau hơn và vi khuẩn sẽ dễ tấn công hơn. Dẫn đến các biểu hiện viêm, nhiễm trùng, sưng lợi dễ trở nặng hơn. Những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định đình chỉ thai nghén để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Trường hợp răng khôn của bà bầu mọc thẳng

Răng số 8 mọc thẳng sẽ ít ảnh hưởng hơn tới sức khỏe thai kỳ và không va chạm với răng hàm số 7 thì không ảnh hưởng đến cả thai kỳ. Nhưng cũng có trường hợp răng khôn hàm trên mọc thẳng những răng đối diện ở hàm dưới lại mọc lệch rất dễ gây lợi trùm do phần lợi trùm lên răng số 8 ở hàm dưới va chạm với răng hàm trên gây nên cảm giác đau nhức khiến quá trình ăn của mẹ bầu khó khăn hơn.

Có trường hợp răng số 8 mọc thẳng nhưng do mọc cuối cùng nên diện tích còn lại khá ít dẫn đến mọc kẹt có thể gây tác động lên răng số 7 đẩy hàm hoặc đau nhức dẫn đến tích tụ các mảng bám, dễ viêm răng, sâu răng.

Bà bầu có được nhổ răng khôn hay không?

bà bầu có nhổ răng khôn được hay không Bà bầu được khuyến cáo không nên nhổ răng khôn 

Vấn đề bà bầu có được nhổ răng khôn hay không được rất nhiều mẹ thắc mắc cần được giải đáp. Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt và sản phụ khoa khuyến cáo không nên nhổ răng khôn trong thời kỳ mang thai do có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và ảnh hưởng đến đến sức khỏe của thai nhi. Tùy vào trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ cân nhắc tác hại và lợi ích khi nhổ răng khôn ở mẹ bầu, nếu trường hợp cần phải nhổ để không bị mắc những bệnh lý biến chứng khác nguy hiểm.

Do đó trong quá trình mang thai nếu bà bầu mọc răng khôn lệch thì phải đến những cơ sở y tế uy tín lớn để được thăm khám, chỉ định chính xác. Khi đến thăm khám mẹ bầu sẽ phải chụp X-quang để đánh giá được tình trạng răng và đưa ra chỉ định có tiểu phẫu hay không. Trong quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm đau giảm nguy cơ nhiễm trùng và sủ dụng kháng sinh khi cần thiết.

Bà bầu mọc răng khôn đau nên nhổ vào thời điểm nào?

bà bầu mọc răng khôn nên nhổ vào thời điểm nào Mẹ bầu nên nhổ răng khôn vào thời điểm tháng thứ 4-thứ 6 của thai kỳ 

Khi mẹ bầu mọc răng khôn kèm theo những triệu chứng khó chịu: đau nhức, sưng gây khó khăn đến quá trình ăn uống. Cảm giác đau này do các mô mềm của nướu bị phá hủy và răng khôn mọc lên tạo ra áp lực cho vùng lợi.

Nếu những cơn đau quá dữ dội có đi kèm với tình trạng viêm nhiễm, khó chịu kéo dài thì thời điểm thích hợp để có thể nhổ răng khôn là vào tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.  Đây là giai đoạn em bé đã qua 3 tháng đầu đời đang ở giai đoạn ổn định là có thể can thiệp thủ thuật nhổ răng an toàn. Để đảm bảo an toàn mẹ bầu phải đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám không nên tự quyết định đển các cơ sở nha khoa để điều trị không an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu đau răng khôn ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối: Ở giai đoạn này mẹ bầu không được dùng thuốc giảm đau, kháng sinh hay can thiệp các thủ thuật nhổ răng thông thường. Do đó, trường hợp này bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp giảm đau an toàn từ thảo dược hoặc các cách tự nhiên để giảm đau, kháng khuẩn vùng viêm.

Những lưu ý khi nhổ răng khôn ở bà bầu

Hàm lượng kháng sinh sau khi đã nhổ răng khôn sẽ nhiều hơn so với nhổ răng khác. Bà bầu cần phải tuân thủ theo liều lượng thuốc bác sĩ chỉ định không được tự ý thêm hay bớt liều trong đơn thuốc.

  • Tia X-quang: gây ảnh hưởng đến thai nhi, nếu tiếp xúc quá lâu có thể gây dị tật thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Thuốc gây tê: thuốc gây tê cũng sẽ tạo ra những biến chứng không tốt lên thai nhi đặc biệt là gây mê gây tê theo đường tiêm qua đường tĩnh mạch.
  • Thuốc giảm đau: sau khi nhổ răng, các loại thuốc giảm đau cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Gây tê: Quá trình gây tê ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi. Bác sĩ khuyến cáo không nên dùng thuốc gây mê hoặc gây tê đường tĩnh mạch cho phụ nữ mang thai.

Do đó, trong quá trình mang thai mọc răng khôn chỉ bị đau nhức nhẹ hoặc chưa đau nhức thì bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ. Khi có những cơn đau răng khôn thì mẹ bầu phải đến nha sĩ để kiểm tra và nhận được chỉ định từ bác sĩ.

Trên đây là những kiến thức giúp giải đáp thắc mắc bà bầu bị mọc răng khôn trong thai kỳ có nên nhổ hay không?. Để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu nên đi khám định kỳ thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có thể sinh thường không?
Em bé nấc cụt trong bụng, mẹ đã biết?
Hướng dẫn mẹ cách nhận biết dịch âm đạo khi mang thai
Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả ngay tại nhà
Điểm danh những thực phẩm “VÀNG” làm tăng khả năng thụ thai