googleb578e89369db4e48.html

Bạn cần chuẩn bị những gì cho kế hoạch mang thai?

16:15 - 15/08/2021 Lượt xem: 458 Tác giả: Thanh Nga

Sức khỏe trong thời gian mang thai phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị trước đó. Ngoại trừ trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nếu có kế hoạch mang thai, phụ nữ thường có rất nhiều nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn, thuốc men, tập luyện, quá trình sinh nở và trách nhiệm làm cha mẹ khi có con… 

Việc thăm khám trước khi có thai sẽ giúp phát hiện những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Qua tư vấn, bạn sẽ có thể quyết định có mang thai hay không và thời điểm thích hợp. 

1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe của vợ chồng là điều cần thực hiện ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Các vấn đề cần quan tâm bao gồm các bệnh mãn tính, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và máu.

Các bệnh mạn tính tiềm ẩn nếu phát hiện kịp thời có thể điều trị và giảm nguy cơ đối với thai kỳ. Đó có thể là bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu, đái tháo đường, viêm gan, lao, động kinh, rối loạn tâm thần,… Ngoài ra, tư vấn trước mang thai có thể giúp phát hiện các vấn đề di truyền, đột biến gen, dị tật thai nhi.

Vợ chồng cũng cần đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện một số bệnh lây truyền qua máu như Viêm gan B, HIV. Cũng như một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp: HIV, Chlamydia, Lậu, Giang mai.

Riêng đối với người mẹ, các vấn đề về bệnh phụ khoa hoặc các bất thường về cơ quan sinh sản cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai và sức khỏe thai kỳ.

Việc chuẩn bị sức khỏe để sinh con nhằm đánh giá nguy cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và mang thai, đồng thời tránh một số bất thường nhiễm sắc thể do các bệnh lý di truyền từ cha mẹ sang con có thể xảy ra. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị bệnh trước khi chuẩn bị có thai.

2. Dinh dưỡng

- Đối với mẹ

Mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh từ trước khi mang thai 3 tháng. Bởi đó là thời gian trứng trưởng thành và sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý chính là sự chuẩn bị tốt để có được trứng chất lượng, từ đó hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ.

Cụ thể, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn không có lợi cho cơ thể như thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối…

Mẹ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng này trước khi mang thai từ các loại rau lá xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau chân vịt, bông cải xanh, thịt nạc, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm bằng cách uống sắt, canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Đối với bố

chuẩn bị kế hoạch mang thai, phòng khám 43 Nguyễn Khang,

Bố nên thực hiện chế độ ăn trong ít nhất 1 tháng trước khi có em bé

Chế độ ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu axit folic, kẽm, selen, vitamin C… Nhằm thúc đẩy cơ quan sinh sản sản xuất nhiều tinh trùng khỏe mạnh. Theo đó, các thực phẩm mà người bố cần tăng cường bổ sung là hải sản, các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt, trái cây họ cam quýt, giá đậu, socola đen…

Nguồn chất đạm: thịt bò, thịt nạc heo, thịt dê, trứng, hàu, tôm, cua, ghẹ, mực, bạch tộc, sò và các loại cá.

Nguồn chất béo: Cung cấp từ các chất béo từ động vật và thực vật; tốt nhất nên sử dụng nguồn chất béo từ thực vật như dầu nành, dầu ô liu, dầu hướng dương.

Nguồn chất bột: Gạo tẻ, gạo lức, gạo nếp, bánh mì còn nguyên cám; các loại đậu, khoai lang, khoai tây, bắp.

Nguồn vitamin và chất xơ, sử dụng từ trái cây và rau xanh: trái cam, trái bơ, trái dưa hấu, chuối, nấm; các loại rau xanh đậm màu như rau  cải, rau muống, rau tần ô …

Bổ sung đủ nước hàng ngày trung bình từ 1,5 – 2 lít nước.

3. Chế độ sinh hoạt cho kế hoạch mang thai

Người mẹ cần thực hiện chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, kể cả thuốc. Đặc biệt là kháng sinh mạnh và các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.

Trong 6 tháng trước mang thai, người mẹ và chồng cần ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích. Nếu không, những chất này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật cho thai nhi.

4. Tiêm phòng trước khi mang thai

chuẩn bị kế hoạch trước khi mang thai, phòng khám 43 Nguyễn Khang

Tiêm vắc xin trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân thai phụ và em bé khi không may bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm này. Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là một biện pháp dự phòng chủ động, giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Chị em phụ nữ cần tìm hiểu những loại vắc xin nào cần được tiêm phòng trước khi mang thai và thời gian bảo vệ của các loại vắc xin là bao lâu để chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng

Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng kháng thể (miễn dịch) ngắn hạn để bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin.

Một số vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai được bác sĩ khuyến cáo là: Vắc xin phòng bệnh cúm, vắc xin phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà, vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella, vắc xin phòng bệnh  thủy đậu, vắc xin phòng phòng bệnh ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng bệnh viêm gan B. Trong khi mang thai, mẹ có thể sẽ được bác sĩ cho tiêm thêm vắc xin VAT (ngừa uốn ván rốn sơ sinh).

5. Có các phương pháp thụ thai nào?

Các phương pháp có thể bao gồm tự nhiên, thụ tinh nhân tạo,… Tùy vào tình trạng sức khỏe của vợ chồng mà bác sĩ có thể đưa cho bạn lời khuyên.

Đối với phương pháp thụ thai tự nhiên, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn sẽ được hướng dẫn xác định thời gian có khả năng thụ thai cao nhất theo chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cũng cần lập đồ thị biểu diễn nhiệt độ cơ thể, chú ý đến tiết chất nhầy âm đạo.

Thời gian trung bình của một thai kỳ bình thường dao động từ 38 – 40 tuần. Bạn có thể dựa vào đây để tính toán ngày thụ thai và ngày dự sinh sao cho phù hợp. Việc chuẩn bị tâm lý, thời gian, kinh tế,… cũng cần được quan tâm.

Việc lên kế hoạch mang thai rõ ràng có ý nghĩa quyết định đối với thai kỳ của bạn. Đây có thể là trải nghiệm thú vị và mới mẻ đối với nhiều người. Và không dễ dàng để hiểu hết mọi thứ, đặc biệt là khi bạn chưa có kinh nghiệm. Vì vậy, đừng ngại để lại câu hỏi hoặc tham khảo thêm các bài viết về thai kỳ của phòng khám 43 Nguyễn Khang các bạn nhé!

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?