googleb578e89369db4e48.html

Bạn có biết – Sữa non hình thành từ tháng thứ mấy của thai kỳ ?

08:13 - 07/09/2020 Lượt xem: 1517

Sữa được tiết ra trong cơ thể mẹ trong khoảng 48 tiếng đầu sau khi sinh được gọi là sữa non. Trong sữa non ngoài lượng dinh dưỡng dồi dào còn có 1 lượng lớn các kháng thể tự nhiên làm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ, bảo vệ đường tiêu hóa và ngăn […]

Sữa được tiết ra trong cơ thể mẹ trong khoảng 48 tiếng đầu sau khi sinh được gọi là sữa non. Trong sữa non ngoài lượng dinh dưỡng dồi dào còn có 1 lượng lớn các kháng thể tự nhiên làm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ, bảo vệ đường tiêu hóa và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh cho trẻ sơ sinh.

1. Sữa non có tác dụng gì ?

Sữa non khác với sữa mẹ mà cơ thể sản xuất ra sau khi sinh 3-4 ngày. Trong khoảng vài ngày đến hàng tuần, cơ thể bạn sẽ tiết ra sữa mẹ thực sự; và đây mới là nguồn sữa nuôi dưỡng con bạn cho đến khi bé cai sữa.

Theo khuyến nghị của tổ chức La Leche League International; sữa non rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cho trẻ mới sinh, vì các lý do sau:

      • Có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ

lợi ích cho trẻ khi được bú sữa mẹ

Sữa non có hàm lượng protein và carbohydrate cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ được bú sữa non sớm ngay sau sinh và được bú mẹ sẽ phát triển tốt hơn; ít mắc bệnh hơn và thậm chí có chỉ số IQ cao hơn. Do vậy, các bà mẹ được khuyến cáo cho trẻ bú ngay sau khi sinh; dù vú bạn đã tiết ra sữa hay chưa. Bú mẹ sớm sẽ giúp trẻ hấp thu được lượng sữa non ít ỏi và đồng thời sẽ kích thích mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.

      • Có chứa các kháng thể để tăng cường miễn dịch cho em bé

Kháng thể trong sữa mẹ có thể giúp bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Lượng kháng thể trong sữa non nhiều hơn rất nhiều so với sữa mẹ sau này. Khi sữa mẹ bắt đầu được sản xuất để thay thế sữa non; lượng kháng thể trong sữa sẽ giảm đi, nhưng thay vào đó, lượng sữa sẽ tăng lên. Do vậy, chỉ cần bạn cho bé bú sữa non; hệ miễn dịch của bé sẽ được bảo vệ tốt nhất cho đến tận 6 tháng sau khi sinh.

Sữa non còn chứa rất nhiều tế bào bạch cầu. Những tế bào này có thể giúp chống lại vi khuẩn và virus có hại. Sữa non cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Khi sinh ra, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu; sữa non sẽ bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ và giúp loại bỏ các chất lạ.

      • Sữa non có chứa ít chất béo giúp bé dễ hấp thụ và tiêu hóa.

Sữa non còn có tác dụng như một chất nhuận tràng. Điều này rất quan trọng vì sữa non sẽ giúp con bạn thải ra phân trong những lần đại tiện đầu tiên. Phân trong những lần đầu tiên của trẻ được gọi là phân su và có màu tối. Phân su sẽ giúp em bé của bạn thải ra các chất cặn bã, được gọi là bilirubin. Thải ra được lượng bilirubin thừa; con bạn sẽ tránh được hoặc giảm bớt hiện tượng vàng da sơ sinh.

2. Bà bầu bao nhiêu tuần có sữa non?

sữa non thai
Tháng thứ mấy thì mẹ bầu có sữa non ?

Sữa non được hình thành ở mẹ bầu khi đang mang thai ở tháng thứ 7 (khoảng 24 – 28 tuần) trở đi.

Dấu hiệu nhận biết có sữa non các mẹ có thể quan sát thấy là đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn; ngực căng cứng và đau (gần giống hiện tượng căng sữa sau sinh); làm cho mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Khi mẹ bầu có những dấu hiệu này thì khoảng vài tuần nữa sẽ tiết ra sữa non.

Sữa non chỉ xuất hiện nhiều trong 48 giờ đầu sau khi sinh con. Nếu các mẹ mang thai ở tháng thứ 7 mà chưa có sữa non thì cũng không cần quá lo lắng vì sữa non chỉ được tiết ra nhiều khi bé bú sớm ngay sau khi sinh, khi bé bú, tuyến vú sẽ bị kích thích làm cho sữa về nhiều và liên tục.

Khi đang mang thai lượng sữa non chảy ra nhiều hoặc ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các mẹ bầu cần tránh nặn hoặc vệ sinh vú không đúng cách sẽ gây kích thích tử cung chuyển dạ sớm, gây sinh non.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi ra sữa non?

Vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm hằng ngày tránh để bẩn gây viêm nhiễm, không cạy hay nặn có thể làm kích thích cơn co tử cung gây chuyển dạ sinh sớm.

Nếu bạn lo lắng về hiện tượng tiết sữa non, hoặc bạn dường như tiết nhiều sữa non hơn mẹ bầu khác, bạn có thể sử dụng miếng lót bên trong áo ngực của bạn để tránh thấm sữa ra ngoài.

Hãy trao đổi với các phụ nữ khác, nhất là mẹ, chị của mình để thấy rằng hiện tượng này rất thường gặp ở các bà mẹ mang thai.

Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn gì, hãy hỏi ý kiến các bác sỹ để được giải thích đầy đủ hơn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy  – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm lĩnh vực sản phụ khoa; hỗ trợ tư vấn, điều trị vô sinh hiếm muộn.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết