googleb578e89369db4e48.html

Bạn đã thực sự hiểu gì về dây rốn chưa ?

08:01 - 17/07/2020 Lượt xem: 3323

Dây rốn có nguồn gốc từ đâu? Dây rốn là gì ? Cấu tạo như thế nào và có chức năng ra sao ?  Có vô vàn những câu hỏi được mẹ bầu đặt ra để hiểu rõ về dây rốn chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của phòng khám 43 […]

Dây rốn có nguồn gốc từ đâu? Dây rốn là gì ? Cấu tạo như thế nào và có chức năng ra sao ?  Có vô vàn những câu hỏi được mẹ bầu đặt ra để hiểu rõ về dây rốn chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của phòng khám 43 Nguyễn Khang nhé !

1. Dây rốn là gì ?

Dây rốn bắt đầu từ trong cơ thể thai nhi. Khi trứng được thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai phần: một phần phát triển thành phôi thai, phần còn lại hình thành nên nhau thai.

dây rốn là gì

Dây rốn là một ống dẫn nối phôi thai đang phát triển hoặc thai nhi với nhau thai. Trong quá trình phát triển trước khi sinh, dây rốn là bộ phận sinh lý và di truyền của thai nhi và (ở người) thường chứa hai động mạch (động mạch dây rốn) và một tĩnh mạch (tĩnh mạch dây rốn), được chôn trong gelatin Wharton. Tĩnh mạch rốn cung cấp cho thai nhi máu giàu oxy, giàu chất dinh dưỡng từ nhau thai. Ngược lại, tim thai bơm oxy thấp chứa máu; máu cạn kiệt chất dinh dưỡng qua các động mạch rốn trở lại nhau thai.

2. Cấu tạo của dây rốn như thế nào ?

Dây rốn của thai nhi có hình tròn, trơn, mềm, là một đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Dây rốn được nối bởi hai đầu, một đầu sẽ gắn với nhau thai mà nhau thai lại gắn vào thành tử cung. Đầu còn lại của dây rốn sẽ được nối với bào thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng, khi phát triển hoàn thiện, lỗ nhỏ đó sẽ là rốn.

Bình thường, dây rốn có thể dài đến 50 – 60cm bao gồm hai lớp mô cơ, với lớp ngoài cùng trơn láng và lớp trong chứa một lớp dịch nhầy được gọi là Wharton’s jelly chứa các tế bào gốc thành cuống rốn. Có 3 mạch máu chính nằm trong dây rốn: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Tĩnh mạch mang máu giàu oxy đến thai nhi và động mạch mang máu nghèo oxy ra khỏi thai nhi.

Dây rốn kết nối với bụng thai nhi, mạch máu chia thành hai nhánh. Một nhánh đổ về tĩnh mạch gan và nhánh còn lại đổ vào tĩnh mạch chủ ở tim thai nhi. Cả hai sẽ hình thành vòng tuần hoàn giữa thai nhi và nhau thai ở người mẹ.

3. Chức năng của dây rốn là gì ?

      • Dẫn truyền oxy và dinh dưỡng cho thai

Chức năng của dây rốn là đường dẫn oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu dây rốn hoạt động tốt, cả mẹ và bé sẽ khỏe mạnh cho đến lúc chuyển dạ. Dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi mẹ sử dụng kháng sinh, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của người mẹ đi vào cơ thể của bé để đào thải các chất có hại trong bào thai ra nhau thai.

      • Chứa chất gelatin giúp bảo vệ mạch máu bên trong

Dây rốn chứa gelatin của Wharton, một chất gelatin được làm chủ yếu từ mucopolysacarit giúp bảo vệ các mạch máu bên trong. Nó chứa một tĩnh mạch, mang máu giàu oxy, giàu chất dinh dưỡng cho thai nhi và hai động mạch mang máu bị khử oxy, mất chất dinh dưỡng. Thỉnh thoảng, chỉ có hai mạch (một tĩnh mạch và một động mạch) có mặt trong dây rốn. Điều này đôi khi liên quan đến bất thường của thai nhi, nhưng nó cũng có thể xảy ra mà không có vấn đề đi kèm.

      • Dẫn truyền và đào thải các chất

Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn có tác dụng truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai. Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn.

4. Một số bệnh lý thường gặp về dây rốn

dây rốn là gì

      • Dây rốn 1 động mạch

Theo như cấu tạo bên trong dây rốn, dây rốn bao gồm 1 tĩnh mạch và 2 động mạch; nhưng với trường hợp này thai nhi chỉ có 1 động mạch, 1 tĩnh mạch. Khoảng 1% thai phụ sẽ gặp tình trạng này. Vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng do tỉ lệ mắc khá thấp các mẹ nhé.

      • Dây rốn bám mép

Trong trường hợp này thay vì bám vào trung tâm của bánh rau thì dây rốn sẽ bám vào mép của bánh rau. Làm giảm dưỡng chất nuôi dưỡng đến thai nhi.

      • Dây rốn thắt nút

Đây là một trong những bất thường hay gặp trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Dây rốn quấn quanh cổ em bé, cánh tay hay chân. Tuy nhiên, các bác sĩ đều có thể tháo dây rốn từ bên ngoài hay có thể cắt bỏ sau khi em bé chào đời. Trong một số trường hợp hiếm, dây rốn bị thắt nút chặt, đe dọa tính mạng của thai nhi vì nguồn cung cấp máu, oxy và dinh dưỡng bị ngừng lại.

      • Dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ là tình trạng phổ biến trong thai kỳ có thể do dây rốn dài, em bé hoạt động nhiều, đa ối dẫn đến tình trạng này. Dây rốn quấn cổ là hiện tượng bình thường nên có thể sinh thường được. Tuy nhiên trong một số trường hợp thai cử động nhiều làm dây rốn thắt chặt đặc biệt là dây rốn quấn cổ từ 2 đến 3 vòng trở lên có thể dẫn đến tình trạng lưu lượng máu đến thai kém dẫn đến tình trạng suy thai.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới, cùng đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật, bất thường bánh rau, dây rốn từ đó đưa ra những chẩn đoán và định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập Tại đây hoặc liên hện qua zalo: 0342.318.318 để được hỗ trợ

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết