Bạn nên đi khám hiếm muộn khi nào?
09:24 - 24/10/2020 Lượt xem: 574
Vô sinh hay hiếm muộn là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, sống chung với nhau và không áp dụng một biện pháp ngừa thai nào, mà vẫn không có con sau thời gian một năm. Trên thực tế, mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn đều có những vấn đề […]
Vô sinh hay hiếm muộn là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, sống chung với nhau và không áp dụng một biện pháp ngừa thai nào, mà vẫn không có con sau thời gian một năm. Trên thực tế, mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn đều có những vấn đề đặc thù riêng, nên cách giải quyết có thể sẽ khác nhau. Vì vậy, khi gặp phải vấn đề này, cách tốt nhất là nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được làm xét nghiệm, khám, tư vấn và điều trị phù hợp.
1. Vô sinh là gì?
Các chuyên gia xác định vô sinh hiếm muộn là khi hai vợ chồng mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, không sử dụng một biện pháp ngừa thai nào mà sau một năm vẫn không có thai.
Vô sinh hiếm muộn ở nữ giới có thể chia làm hai loại là vô sinh nguyên phát và thứ phát:
- Vô sinh nguyên phát là từ khi sống chung chưa có thai lần nào
- Vô sinh thứ phát là trong tiền sử đã từng ít nhất một lần mang thai, sau đó trên 1 năm không có thai trở lại.
2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở nam giới có thể bao gồm:
- Không có tinh trùng
- Tinh trùng quá ít
- Tinh trùng di động yếu
- Tinh trùng bị dị dạng
Các nguyên nhân thường gặp ở phụ nữ gồm:
- Tắc vòi trứng
- Không rụng trứng hay rụng trứng không đều
- Bệnh lạc nội mạc tử cung
- Bệnh u xơ tử cung…
Hiện nay, hầu hết các thống kê trên thế giới đều cho thấy tỉ lệ hiếm muộn ngày càng gia tăng. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân:
- Phụ nữ lập gia đình trễ hơn và muốn có con ở tuổi lớn hơn.
- Nhiều thống kê trên thế giới cho thấy chất lượng tinh trùng nam giới đang giảm dần, có thể do ảnh hưởng môi trường và hoàn cảnh sinh sống.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuất hiện với tỷ lệ cao hơn trong cộng đồng, dẫn đến tắc vòi trứng, giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn khả năng sinh sản.
- Việc sinh hoạt tình dục sớm và quan hệ với nhiều bạn tình ngày càng phổ biến và càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ dẫn đến hiếm muộn
- Một biến chứng lâu dài rất thường gặp của nạo phá thai hiện nay là hiếm muộn – vô sinh. Rất nhiều phụ nữ sau vài lần nạo thai đã bị vô sinh do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ hiếm muộn?
Bạn nên đi khám hiếm muộn khi:
- Nếu bạn dưới 35 tuổi và vẫn chưa có thai sau một năm quan hệ tình dục thường xuyên và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.
- Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên; bạn cần gặp bác sĩ hiếm muộn sau khoảng sáu tháng cố gắng thụ thai mà không thành.
- Khi bạn lo lắng về vô sinh; tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ hiếm muộn để được tư vấn cụ thể.
Ngày thích hợp nhất để khám với nữ là ngày thứ 4 – 5 của vòng kinh. Nên kiêng quan hệ từ 3 – 5 ngày trước khi khám. Nên kiêng quan hệ từ 3 – 5 ngày trước khi khám.
Khi vợ chồng bạn đã cố gắng trong một thời gian dài mà vẫn chưa có thai, bạn lo lắng về khả năng sinh sản của mình, bạn hãy đến gặp bác sĩ hiếm muộn để được thăm khám, kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp xử lý thích hợp nhất.
Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.
Người vợ nên:
- Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
-
- Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
- Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non; nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
Người chồng nên:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu…
- Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm