Bạn nên đi khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?
03:36 - 28/02/2021 Lượt xem: 398
Khám thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với mẹ bầu, đặc biệt là ở lần đầu mang thai. Thông qua khám thai, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và tình trạng, vị trí của thai nhi. Từ đó, lập kế hoạch khám […]
Khám thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với mẹ bầu, đặc biệt là ở lần đầu mang thai. Thông qua khám thai, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và tình trạng, vị trí của thai nhi. Từ đó, lập kế hoạch khám thai định kỳ cho các cặp vợ chồng.
1. Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ nữ mang thai lần đầu tiên quan tâm. Thông thường 2 tuần sau khi thụ thai, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung và phân bào khoảng 48 tiếng. Thời gian hợp tử dần di chuyển vào tử cung và làm tổ là khoảng 2 – 3 ngày. Thông qua một vài dấu hiệu nhận biết mà sản phụ có thể nghi ngờ mình đã mang thai như: chậm kinh, người mệt mỏi, nôn mửa,…
Khi sản phụ xuất hiện các dấu hiệu trên, nên dùng que thử thai. Khi que thử thai cho kết quả 2 vạch thì nên đi khám tại chuyên khoa sản để có được thông tin chẩn đoán chính xác nhất. Ở lần khám đầu tiên, mẹ bầu sẽ được khám sức khỏe tổng quát và siêu âm để nhận định bạn đã thực sự có thai hay không, thai đơn hay đa thai, thai ở bên trong tử cung hay ngoài, có vấn đề nào khác về sức khỏe không?
2. Một số lưu ý
- Lựa chọn khám thai tại các cơ sở chuyên khoa an toàn, uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cao. Tuyệt đối không khám thai tại các cơ sở không đạt chuẩn, cơ sở vật chất kém chất lượng.
- Trước khi đi khám thai, cần chuẩn bị các câu hỏi, thắc mắc để được bác sĩ giải đáp như: ăn gì, kiêng gì,… Mẹ bầu có thể chuẩn bị thêm một cuốn sổ để ghi chép và mang theo những loại thuốc mà mình đang dùng.
- Uống nhiều nước trước khi siêu âm
- Giữ lại và mang theo kết quả khám thai lần đầu cho những lần khám thai tiếp theo.
3. Lần đầu khám thai bạn sẽ được khám những gì?
– Siêu âm thai
Bác sĩ sẽ siêu âm thai, xác định thai nằm trong hay ngoài tử cung, có tụ dịch màng đệm không? thai đơn hay thai đôi… từ đó sẽ có tư vấn cụ thể cho thai phụ.
– Khám sức khỏe tổng quát của cả mẹ và thai nhi
Bà bầu được khám tổng quát bao gồm tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa; tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh. Đặc biệt là khám cơ quan sinh sản.
Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được hỏi về các thói quen hàng ngày, tiền sử sức khỏe của gia đình, tiền sử bệnh tật của thai phụ, đã từng sử dụng loại thuốc nào, có dùng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia không.
– Thực hiện một số xét nghiệm
Mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm như: xét nghiệm máu, nước tiểu. Ngoài ra, một số xét nghiệm liên quan được thực hiện như:
- Xét nghiệm PAP để xác định người mẹ có bị ung thư cổ tử cung hay không.
- Xét nghiệm tiểu đường đối với các mẹ bầu đang có nguy cơ chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ.
- Đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, chiều cao, hệ tim mạch, hô hấp…
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ; là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.