googleb578e89369db4e48.html

Bật mí: Chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

07:28 - 11/12/2019 Lượt xem: 861

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ ăn hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Vậy cần những dưỡng chất gì để giữ mức đường huyết ổn định mà không […]

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ ăn hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Vậy cần những dưỡng chất gì để giữ mức đường huyết ổn định mà không cần dùng thuốc, hoặc giảm liều thuốc đang sử dụng, giảm biến chứng do tiểu đường gây ra. Tất cả sẽ có trong bài viết sau của Phòng khám 43 Nguyễn Khang!

1. Nguyên tắc dinh dưỡng

1.1. Thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn.

Thực phẩm nên dùng cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Thực phẩm nên dùng cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ

– Các loại thực phẩm ít tăng lượng đường trong máu như là gạo lứt,bánh mỳ đen,ngũ cốc…

– Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương ( đậu phụ,đậu nành…)

– Sữa chua, sữa tươi không đường, sữa không béo.

– Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình như: Thanh long, bưởi, ổi, cam, roi…

– Thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ cả xương,cua.

– Ăn đa dạng các loại rau (đặc biệt là các loại rau có tính nhuận tràng ) như : rau khoai lang,mồng tơi, rau đay…

– Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như: Dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành….

– Nên ăn chia nhiều bữa nhỏ ngoài 3 bữa chính có thể thêm từ 2-3 bữa phụ.

– Tránh ăn quá nhiều ở một bữa gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.

– Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình.

1.2. Các thực phẩm nên hạn chế dùng trong chế độ ăn

Thực phẩm hạn chế dùng trong chế độ ăn
Thực phẩm hạn chế dùng trong chế độ ăn

– Giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, xúc xích, đồ ăn đóng hộp…

– Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: Da,lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…

– Miến dong, bánh mì trắng.

– Các loại tinh bột được tinh chế như bột sắn dây, bột dong.

– Các loại quả có hàm lượng đường cao như táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm…

1.3. Thực phẩm không nên dùng

Thực phẩm không nên dùng
Thực phẩm không nên dùng

– Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường

– Các loại quả sấy khô

– Rượu, bia, chè đặc, cà phê, nước ngọt có đường.

2. Chế biến thực phẩm

– Hạn chế các món rán,các loại mỡ động vật

– Thịt gà ăn nên bỏ da

– Dùng dầu thực vật ở nhiệt độ dưới 1000 C

– Các loại khoai củ: Không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.

– Hạn chế sử dụng các loại nước ép, xay sinh tố: Nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

3. Vận động hợp lý

Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đường, chất béo, muối, tăng cường protein, vitamin và khoáng chất. Thường xuyên tập luyện, vận động giúp tiêu hao năng lượng dư thừa giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và ổn định đường huyết. Những mẹ bầu không có chống chỉ định về việc vận động thì nên thường xuyên tập vận động. Những hoạt động thể dục mẹ bầu có thể tham gia như:

– Đi bộ: Rất tốt cho bà bầu, mỗi ngày có thể duy trì đi bộ khoảng 30 phút. Đi bộ thường xuyên giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm nguy cơ đái tháo đường. Đi vừa phải không nên đi cố khi cảm thấy mệt.

– Bơi lội: Là môn thể thao tổng hợp, giúp bà bầu vận động toàn bộ cơ thể.

Tập yoga: Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy cho cơ thể, thư giãn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

– Khiêu vũ: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái.

– Giảm bớt các bài tập về sự va chạm như quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp việc kiểm soát đường trong máu tốt hơn, làm giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con trước, trong và sau khi sinh. Tăng cường ăn các thực phẩm nên ăn và hạn chế tối đa những thực phẩm không nên ăn kết hợp với một chế độ tập luyện hợp lý giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết. Ngoài ra, thai phụ cần khám thai định kỳ thường xuyên để biết được tình trạng kiểm soát đường huyết và được bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Tham khảo bài viết : Thực đơn gợi ý cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?