Bất thường ở thai nhi – Dây rốn 1 động mạch
04:59 - 12/07/2020 Lượt xem: 1579
Dây rốn 1 động mạch là một trong những bất thường ở dây rốn thường gặp, chiếm 0,08% – 1,9% trong tổng số thai kỳ. 1. Hiểu đúng về dây rốn 1 động mạch Dây rốn liên kết giữa bánh nhau và thai nhi Trong dây rốn thường có ba mạch máu: một tĩnh mạch […]
Dây rốn 1 động mạch là một trong những bất thường ở dây rốn thường gặp, chiếm 0,08% – 1,9% trong tổng số thai kỳ.
1. Hiểu đúng về dây rốn 1 động mạch
Dây rốn liên kết giữa bánh nhau và thai nhi
- Trong dây rốn thường có ba mạch máu: một tĩnh mạch và hai động mạch. Tĩnh mạch mang máu giàu oxy từ mẹ đến em bé và hai động mạch mang máu nghèo oxy và chất thải từ em bé vào tuần hoàn của người mẹ. Có khoảng 1% trường hợp mang thai, dây rốn chỉ có hai mạch máu; một tĩnh mạch và một động mạch, gọi là dây rốn một động mạch (DRMĐM).
- Thường gặp trong đa thai hơn đơn thai.
- Trước khi có siêu âm, phương pháp duy nhất để xác định sự hiện diện của DRMĐM là lúc sinh, sau khi kiểm tra nhau thai, dây rốn. Ngày nay, siêu âm có thể chẩn đoán được DRMĐM trước sinh.
2. Dây rốn một động mạch ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
- Khoảng 75% những trường hợp DRMĐM, em bé hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Một động mạch rốn có thể hoạt động và không ảnh hưởng đến lưu thông máu.
- Đối với 25% còn lại, DRMĐM có thể gây sinh sinh non hoặc thai chậm phát triển.
- Một vài trường hợp thai nhi với DRMĐM có thể kèm những bất thường về tim hoặc thận, cột sống. Khi thai nhi có DRMĐM có kèm theo những bất thường hình thái được phát hiện qua siêu âm; bé có thể có bất thường về nhiễm sắc thể như trisomy 18 (hội chứng Edwards) hoặc trisomy 21 (hội chứng Down).
3. Nguyên nhân do đâu gây ra hiện tượng này ?
Nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, có giả thiết được đặt ra:
- Một động mạch không được hình thành từ đầu hoặc dây rốn ban đầu có hai động mạch, nhưng một động mạch bị mất đi trong quá trình phát triển.
- Trong một sốt ít trường hợp, DRMĐM do bất thường về nhiễm sắc thể, hội chứng di truyền hoặc những khuyết tật bẩm sinh khác.
- Yếu tố nguy cơ: đa thai, bào thai nữ, mẹ trên 40 tuổi; mẹ có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp DRMĐM xảy ra trên những thai phụ không có những yếu tố nguy cơ trên.
4. Làm thế nào khi bị dây rốn thắt nút ?
- Điều cần thiết trong lúc này là mẹ bầu phải đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để thai phát triển toàn diện.
- Ngoài vấn đề dây rốn thắt nút chúng ta cần kiểm tra xem có kèm theo các bất thường nào khác không như bất thường về tim, thận…Vì vậy cần chọn cơ sở y tế có bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm.
- Bạn sẽ phải làm một số xét nghiệm hoặc chọc ối thử nhiễm sắc thể khi có chỉ định hoặc khi có kèm theo bất thường khác.
- Trường hợp này bạn vẫn có thể sinh thường; sau sinh bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng; tim và một số vấn đề khác xem có bất thường không.
Tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới; cùng đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật; bất thường bánh rau, dây rốn đặc biệt là bệnh lý rau tiền đạo; rau cài răng lược từ đó đưa ra những chẩn đoán và định hướng cho mẹ bầu an tâm.
Để đặt lịch khám vui lòng truy cập Tại đây hoặc liên hện qua zalo: 0342.318.318 để được hỗ trợ
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang