googleb578e89369db4e48.html

Bất thường túi noãn hoàng mẹ bầu cần biết

03:05 - 31/07/2020 Lượt xem: 18729

Túi noãn hoàng thường được hình thành và quan sát thấy ở tuần thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không có túi noãn hoàng, túi noãn hoàng qua to hoặc quá nhỏ đó là những trường hợp cảnh báo dấu hiệu bất thường của thai mà mẹ bầu cần […]

Túi noãn hoàng thường được hình thành và quan sát thấy ở tuần thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không có túi noãn hoàng, túi noãn hoàng qua to hoặc quá nhỏ đó là những trường hợp cảnh báo dấu hiệu bất thường của thai mà mẹ bầu cần lưu ý.

1. Đặc điểm của túi noãn hoàng(Yolksac)

Túi noãn hoàng là cấu trúc hình tròn gắn với phôi được hình thành từ các tế bào nội bị bên cạnh đĩa phôi. Trước khi hình thành hoàn chỉnh; sự phát triển của phôi phụ thuộc vào chất dinh dưỡng và máu từ túi noãn hoàng.

Túi noãn có thể được nhìn thấy qua siêu âm từ tuần thứ 5; khi tuần hoàn nhau thai hoàn chỉnh lượng máu qua túi noãn hoàng giảm dần và biến mất hoàn toàn.

2. Các trường hợp bất thường của túi noãn hoàng

2.1. Không có túi noãn hoàng

Khi tìm hiểu nguyên nhân thai không có túi noãn hoàng, hiện tượng trứng trống được nhắc đến. Trứng trống thường gặp phải do các vấn đề về cấu trúc gen, nhiễm sắc thể. Ngoài ra có thể do tinh trùng hoặc trứng kém chất lượng; do sự bất thường trong việc phân chia tế bào.

Biểu hiện của trứng trống rất khó nhận biết nếu không qua quá trình thăm khám. Bởi dù không có phôi thai nhưng các mẹ mang thai trứng trồng vẫn gặp các hiện tượng như khi có thai: thử thai dương tính, trễ kinh nguyệt, buồn nôn, đau tức ngực, thay đổi khẩu vị…

Sau các biểu hiện của sự mang thai là dấu hiệu của việc sảy thai như co thắt và đau vùng bụng, âm đạo bị chảy máu, ngực không còn đau nhức.

2.2. Túi noãn hoàng to

Túi noãn hoàng thường chỉ dày dưới 5 mm. Túi càng dày thì tỷ lệ hình thành phôi thai bình thường lại càng thấp. Trong trường hợp túi dày hơn 5mm thì khả năng cao mẹ bầu sẽ gặp các biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Tỷ lệ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên là cực kỳ cao.

Nếu mẹ bầu đang thuộc trường hợp có túi noãn hoàng và nó dày hơn mức cho phép thì bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe. Mẹ có thể sẽ được chỉ định thực hiện thêm các biện pháp can thiệp từ bên ngoài để giữ thai.

2.3. Túi noãn hoàng nhỏ hơn bình thường

Túi noãn hoàng nhỏ 1,6mm

Trường hợp túi noãn hoàng quá nhỏ làm cho phôi không thể phát triển được vì sự phát triển của phôi phụ thuộc vào chất dinh dưỡng và máu từ túi noãn hoàng. Điều này đồng nghĩa với việc thai có nguy cơ ngừng phát triển hoặc chậm phát triển trong tử cung.

2.4. Túi noãn hoàng bị canxi hóa

3. Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi siêu âm thấy túi noãn hoàng

      • Đi khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thời điểm mẹ đang có Yolksac mà chưa thấy rõ được phôi thai hoặc tim thai là giai đoạn khá nhạy cảm. Bà bầu lúc này cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện các bất thường thai kỳ kịp thời.

Có thể mẹ sẽ cần gặp bác sĩ chuyên khoa một tuần một lần để bác sĩ theo dõi sát sự phát triển của phôi thai cũng như sức khỏe cho mẹ. Đến khi tim thai của con đã nghe rõ thì mẹ có thể đổi sang lịch siêu âm định kỳ mỗi tháng.

      • Chế độ ăn và sinh hoạt khoa học

3 tháng đầu tiên là giai đoạn thai hình thành và phát triển vì vậy đây là khoảng thời gian mẹ và bé cần được chăm sóc kỹ càng nhất. Mẹ nên làm việc điều độ, tránh tuyệt đối việc leo cầu thang hoặc làm việc nặng. Cần ngủ đủ giấc và có kết hợp nghỉ trưa. Các loại hóa chất độc hại cần được dọn ra khỏi không gian sinh hoạt của hai mẹ con.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới, cùng đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật, bất thường thai, bánh rau, dây rốn từ đó đưa ra những chẩn đoán và định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập Tại đây hoặc liên hện qua zalo: 0342.318.318 để được hỗ trợ

 

 

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén